Covid-19 là cú hích để thay đổi thói quen và hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn. Thói quen người dùng dịch chuyển từ đề cao sự nhanh chóng, tiện lợi, sang một lối sống an toàn cho sức khoẻ bản thân lên hàng đầu. Người dùng không đến hàng quán, thay vào đó, tự tay chăm chút cho bữa ăn hàng ngày tại nhà. Từ đó, nhu cầu mua sắm đồ tươi sống trên các sàn TMĐT, vừa đáp ứng nhu cầu hàng ngày, vừa hạn chế tiếp xúc càng được thúc đẩy.
Theo báo cáo năm 2020 của Công ty kiểm toán Deloitte, đại dịch khiến hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam giảm tần suất đến mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, trong khi đó 25% cho biết tăng cường mua sắm trực tuyến.
Những món “lạ” trong giỏ hàng TMĐT
Chị Nguyễn Ngọc Hằng, 30 tuổi, là kiến trúc sư sống độc thân tại TP.HCM. Chị cho biết ngày trước do công việc bận rộn, chị thường ăn bữa tối cùng bạn bè hoặc ở các quán nhỏ gần nhà cho tiện.
Thế nhưng nửa năm nay, chị Hằng chủ yếu làm việc tại nhà vì ảnh hưởng của dịch. Các cuộc tụ tập bạn bè cũng hạn chế, trong khi quán xá lại thường xuyên trong tình trạng tạm đóng cửa. Chị Hằng giờ có hai lựa chọn: Đặt đồ ăn về hoặc tự nấu.
Đi chợ online, chọn thực phẩm tươi sống ngay trên sàn TMĐT là cách chị Hằng giải quyết những bữa ăn hàng ngày trong thời gian giãn cách. Chị chia sẻ, trước đây, giỏ hàng mua sắm trực tuyến chủ yếu là mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp, thiết bị điện tử, nay đã có thêm quả vải, trái mướp, cá cam, đùi ếch hay mực cắt vòng… được giao nhanh 2-4 giờ (tại TP.HCM) để kịp nấu bữa ăn đủ chất.
“Đi chợ bây giờ thật sự là quá tiện và an toàn. Tôi chỉ cần vào app Lazada là có thể vào xem và chọn mua từ các đặc sản vùng miền như vải thiều Bắc Giang, khoai lang Đà Lạt… đến các thực phẩm nhập khẩu như cá hồi Na Uy, cherry Australia… được bày bán trên LazMall. Các mặt hàng tươi sống được sơ chế, giúp tôi không mất nhiều thời gian nấu nướng”, chị Hằng cho biết.
Giỏ hàng TMĐT đã có thêm những món hàng “lạ”, vốn từng được xem là khó có thể mua trên kênh online. Ảnh: Vũ Đức. |
Chị Hoàng Như (33 tuổi, nhân viên văn phòng tại quận 1, TP.HCM) vốn thường xuyên mua sắm các vật dụng chăm sóc nhà cửa, mỹ phẩm, sách trên sàn TMĐT. Trong thời gian ở nhà làm việc, hạn chế đến nơi đông người, chị Như tăng cường mua các thực phẩm tươi sống trên Lazada.
“Vốn là khách quen trên các sàn TMĐT, tôi thấy việc mua sắm online tiện lợi, tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc. Ví dụ, tôi có thể thu thập các khuyến mại, voucher mua sắm, free ship và những ưu đãi riêng của nhà bán trên Lazada giúp tiết kiệm kha khá chi phí. Nhờ vậy, tôi cũng tăng cường chọn mua các loại thực phẩm tươi sống trên app này để chăm lo bữa ăn cho cả nhà mà vừa không phải ra ngoài, vừa tiết kiệm chi phí”, chị Như chia sẻ.
Dịch Covid-19 tạo ra những thay đổi trong hành vi, thói quen tiêu dùng của người Việt. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng doanh thu của các sàn TMĐT lẫn sự thay đổi danh mục mua sắm trong giỏ hàng của người tiêu dùng.
Theo thống kê của Lazada, đầu năm 2019 - thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, thiết bị điện tử và thời trang là hai mặt hàng bán chạy nhất. Tuy nhiên, trong một tháng qua, sàn này ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc trong số lượng tìm kiếm các từ khóa liên quan nhóm hàng bách hoá - thực phẩm, lên tới 40%. Tính riêng từ tháng 5 đến nay, hơn 12 tấn thịt gà, 7 tấn thịt heo và 6 tấn trái cây đã được tiêu thụ thông qua Lazada.
Thậm chí, trong tháng 6, chương trình “Deal chớp nhoáng” của Lazada còn lập nhiều dấu mốc kỷ lục mới khi 2 tấn thịt gà và 800 kg nho đỏ được bán ra trong vòng lần lượt 24 giờ và 12 giờ.
Những con số này đóng góp vào mức tăng trưởng hơn 50% của ngành hàng thực phẩm tươi sống trên ứng dụng này. Ước tính, mỗi ngày, số lượng người mua và sức mua, tính cả số lượng đơn hàng lẫn sản phẩm bán ra, tăng gần 70%, trải đều khắp các mặt hàng từ rau củ, thịt cá, trái cây tươi, đặc biệt là nho, táo và vải thiều.
Thay đổi để thích nghi
So với các kênh truyền thống, mua thực phẩm tươi sống thông qua sàn TMĐT dường như là lời giải cho những băn khoăn, lo lắng của người tiêu dùng trong thời dịch: Hạn chế đến nơi đông người, tránh tiếp xúc gần, thanh toán không tiền mặt, không cần xếp hàng, chờ đợi…
Nhiều dự báo cho rằng thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt tiếp tục duy trì thời hậu dịch. Theo đó, sàn TMĐT cần đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng, phong phú của người dùng Việt. Trong đó, việc đẩy mạnh mặt hàng tươi sống, đảm bảo quy trình vận chuyển an toàn, giao hàng nhanh… là những yếu tố giúp sàn TMĐT được người dùng chọn lựa, để cung cấp các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Giỏ hàng TMĐT đã có thêm những món hàng “lạ”, vốn từng được xem là khó có thể mua trên kênh online. Ảnh: Vũ Đức. |
Là một trong những sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam, sở hữu hệ thống logistics rộng khắp, khả năng hợp tác chiến lược với các nhà bán uy tín, Lazada cho thấy năng lực đáp ứng nhu cầu của người dùng trong giai đoạn mới. Tính đến nay, Lazada hợp tác gần 40 nhà bán gồm: CP, Saigonfood, Topmeal, Gà ngon 3F, Thực phẩm Megadeli, Thịt heo Thảo mộc Sagri, Vfood, Terrisa Direct, 3Sach Food, GKitchen,… đảm bảo nguồn cung phong phú cho ngành hàng thực phẩm tươi sống.
Lazada tăng cường hợp tác với nhà bán, đồng thời triển khai nhiều ưu đãi cho người mua, mang đến giải pháp mua sắm an toàn. |
Bên cạnh những chiến lược cạnh tranh về giá và hình thức giao hàng nhanh và an toàn, Lazada còn thường xuyên có hoạt động nhằm nâng cấp, tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng có thể kể đến như việc tổ chức các minigame như Lướt để nhận thêm xu, Mua đơn hàng – Hoàn ngay xu, Đập trứng… có thể quy đổi thành tiền và giảm trực tiếp vào hóa đơn hoặc các voucher mua sắm khác. Khách hàng của Lazada không chỉ có thể sắm, đi chợ mà còn có thể giải trí thư giãn.
Những nỗ lực đa dạng hóa ngành hàng, tăng cường năng lực kinh doanh, đáp ứng hầu hết nhu cầu hàng ngày của người dùng giúp sàn TMĐT dần trở thành kênh mua sắm phổ biến của người dùng hiện đại.