Xe tăng Nga nghiền nát mục tiêu tại tập trận Vostok 2018
Thứ bảy, 15/9/2018 15:26 (GMT+7)
15:26 15/9/2018
Hàng trăm xe tăng hiện đại nhất của Nga vượt sông bằng cầu phao, băng qua thảo nguyên rộng lớn và dội bão lửa vào mục tiêu trong cuộc tập trận lớn nhất kể từ năm 1991.
Ngày thứ 3 của tập trận Vostok 2018, cuộc tập trận có quy mô lớn kể từ thời Liên Xô. Hàng nghìn xe tăng, thiết giáp các loại tiến ra mặt trận trong kịch bản phản công quy mô lớn.
Vostok 2018 quy tụ khoảng 36.000 phương tiện chiến đấu mặt đất, 1.000 máy bay chiến đấu, vận tải, trực thăng các loại và hơn 300.000 binh sĩ.
Đoàn xe tăng thiết giáp lần lượt vượt đoạn sông ngắn bằng cầu phao do lực lượng công binh dựng sẵn. Cầu phao có khả năng chịu được tải trọng 60 tấn và tốc độ 20 km/h.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 lần lượt vượt sông bằng cầu phao. Do xe tăng có trọng lượng nặng nên chỉ có thể vượt sông từng chiếc một.
Bụi bay mù mịt phủ kín một vùng rộng lớn khi xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 cơ động nhanh trên thao trường.
Hàng trăm xe tăng T-72B3 dồn hỏa lực về phía mục tiêu giả định. Phòng ngự hay tấn công bằng xe tăng vẫn là chiến thuật kinh điển trong chiến lược quân sự thế giới.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 triển khai xen kẽ cùng xe tăng để hỗ trợ hỏa lực cho nhau.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết tập trận Vostok 2018 mô phỏng gần giống nhất với các tình huống chiến đấu thực tế.
Ngoài lực lượng chính là quân đội Nga, Vostok 2018 có sự tham gia của 1.000 phương tiện chiến đấu, 3.200 binh sĩ, 6 máy bay cánh cố định và 24 trực thăng đến từ Trung Quốc, cùng một số đơn vị quân đội Mông Cổ.
Vostok 2018 là cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Nga và Trung Quốc. Moscow và Bắc Kinh cùng tuyên bố cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ bên thứ 3 nào.
Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 9 tới, với sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ đến từ Trung Quốc và Mông Cổ.
Lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống đắc cử Trump đang trên đà phá vỡ kỷ lục trước đó với số tiền quyên góp đã vượt mục tiêu gây quỹ là 150 triệu USD.
Dự án thủy điện khổng lồ trên Yarlung Tsangpo, con sông dài nhất khu tự trị Tây Tạng, có thể tạo ra lượng điện gấp ba lần đập Tam Hiệp và đặt ra những thách thức kỹ thuật chưa từng có.