Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xe khổng lồ cẩu, lao dầm đường sắt qua hồ

Để lao dầm qua hồ Hoàng Cầu tại dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đơn vị thi công phải sử dụng một chiếc xe trọng tải siêu trường, siêu trọng trong đêm.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) bắt đầu vào giai đoạn lao dầm vượt hồ Hoàng Cầu, giữa 2 ga La Thành và Thái Hà. Công nhân tiến hành quá trình này vào ban đêm (từ 22h đến 5h sáng).
Tối 20/1, hạng mục tương đối khó khăn này được thực hiện. Một chiếc xe có kích cỡ lớn, siêu trường, siêu trọng làm nhiệm vụ chở dầm đúc bê tông sẵn nặng hơn 220 tấn, dài 32 m thực hiện việc cẩu và lao qua các trụ cột.
Sau khi đến vị trí tập kết, dầm bê tông được đưa lên cao. Thời gian cẩu theo phương pháp di chuyển ngang, kéo dài khoảng 15 phút.
Trước đó công nhân, kỹ sư dùng kỹ thuật móc dầm vào các vị trí đặt sẵn. Giao thông phía bên dưới đảm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Chiếc cẩu đưa dầm lên cao. Đội ngũ kỹ sư liên lạc với nhau bằng bộ đàm để điều hành.
Thông thường, chỉ có một chiếc cần cẩu đặc dụng để lao dầm.
Tuy nhiên, đường sắt này đi qua hồ có 2 đoạn uốn cong nên phải lao dầm dọc. Dầm phiến bê tông được cẩu đặt chính xác vào chiếc xe chuyên chở đặc dụng với 32 bánh xe cỡ lớn.
Xe dầm chạy trên các nhịp đường sắt trên cao đã hoàn thành.
Tại đầu còn lại, công nhân chuẩn bị lắp ghép.
Lắp dầm vào cẩu đòi hỏi độ chính xác cao, nếu không rất dễ xảy ra tai nạn,
Bên trong phòng điểu khiển, công nhân liên lạc với nhau bằng bộ đàm. Thông thường, họ làm việc từ đêm muộn tới sáng sớm ngày hôm sau.

Thao tác kiểm tra các công đoạn cuối cùng để việc lắp ráp diễn ra thành công.
Xe kéo siêu trường siêu trọng chở dầm bê tông khổng lồ.
Dầm bê tông bắt đầu được lắp ráp vào hai trụ cầu giữa hồ.
Công đoạn này mất từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, tùy vị trí và thời tiết.
Đoạn qua hồ gồm 8 nhịp. Còn 5 nhịp với 10 dầm bê tông nữa sẽ được ráp trong thời gian tới. Việc lắp đặt tại khu vực này sẽ hoàn thành trước Tết nguyên đán.

Trao đổi với Zing.vn, ông Lê Văn Dương - Phó giám đốc Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, lao dầm qua hồ Hoàng Cầu không phải công đoạn khó nhất nhưng do phải thực hiện dưới lòng hồ nên việc lắp ráp phải hết sức thận trọng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.

Khối lượng dầm đúc sẵn toàn tuyến là 806 phiến, trung bình mỗi phiến nặng khoảng 260 tấn, dài 30m. Sau khi được vận chuyển đến công trường, các dầm sẽ được lắp đặt lên đỉnh trụ bởi các cẩu tự hành chuyên dụng pooctic được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chiều dài toàn tuyến 13 km, khổ rộng 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu cho phép 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm