Vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) vừa được Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, Công an TP.HCM, kiến nghị nghiên cứu tháo dỡ trong bối cảnh tình trạng giao thông tại khu vực thường xuyên xảy ra ách tắc. Thay vào đó, khu vực sẽ được tổ chức giao thông cho xe đi theo đèn tín hiệu. |
Vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm là giao điểm của đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm, kết nối giao thông giữa cửa ngõ phía đông với trung tâm TP.HCM. |
Vào giờ cao điểm từ 16h30 đến hơn 18h, dòng xe từ đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) đổ về vòng xoay qua đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) luôn trong tình trạng dày đặc phương tiện. |
Ông Ngô Hải Đường, Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở GTVT TP.HCM, đánh giá giao thông tại vòng xoay hiện nay tương đối ổn định. "Tuy nhiên, vào giờ cao điểm có tình trạng xe máy lưu thông hỗn loạn, các phương tiện quay đầu trên đường Điện Biên Phủ gây ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông", ông Đường nói. |
Hướng từ ngã tư Hàng Xanh đổ về vòng xoay Điện Biên Phủ vào giờ tan tầm. |
Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết phạm vi nút giao tại khu vực này rất rộng, trường hợp bỏ vòng xoay chuyển sang lắp đèn tín hiệu giao thông sẽ không đảm bảo phạm vi dừng chờ. |
Ông Nguyễn Văn Mạnh (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết thường xuyên chứng kiến cảnh ùn ứ, va quẹt xe tại nút giao vào giờ cao điểm. |
Đặc biệt, vào giờ cao điểm, lưu lượng xe đi hướng từ cầu Sài Gòn đến vòng xoay tăng, thường xuyên xảy ra ùn ứ cục bộ. |
Vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm được lập khoảng 20 năm trước, đường kính 60 m, có bố trí cây xanh. Giữa vòng xoay có tháp đồng hồ 4 mặt, cao khoảng 16 m, được xem là biểu tượng ở nút giao. |
Vị trí vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Google Maps. |
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.