Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

'Xe cấp cứu *9999 được trang bị như một bệnh viện thu nhỏ'

BS Rafi Kot - người sáng lập dịch vụ *9999 - cho rằng xe cứu thương với mô hình bệnh viện thu nhỏ có thể cứu sống tính mạng con người nhờ rút ngắn thời gian chờ đợi đến bệnh viện.

BS Rafi Kot - người sáng lập dịch vụ *9999 - cho rằng xe cứu thương với mô hình bệnh viện thu nhỏ có thể cứu sống tính mạng con người nhờ rút ngắn thời gian chờ đợi đến bệnh viện.

Khi vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm cũng là lúc nhiều dịch vụ cấp cứu, chăm sóc y tế tích hợp công nghệ hiện đại ra đời. Tại Việt Nam, *9999 - dịch vụ xe cứu thương hoạt động 24/7, có chứng nhận của Học viện Điều phối cấp cứu quốc tế (IAED) - hứa hẹn mang đến chất lượng cấp cứu đạt chuẩn quốc tế cho người dân Việt Nam.

- Dịch vụ cấp cứu *9999 mới có mặt tại Việt Nam từ năm 2016 nhưng đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới từ trước đó. Ông có thể chia sẻ về quá trình hình thành, phát triển cũng như những thành tựu *9999 đã mang lại cho người dân toàn cầu?

- Dịch vụ cấp cứu đã được sử dụng ở nhiều quốc gia phương Tây trong 150 năm qua, ngay từ thời chiến.

Ngày nay, dịch vụ này đã hoạt động chuyên nghiệp hơn. Ví dụ, khi bạn gọi cấp cứu, một chiếc xe cứu thương sẽ đến cùng dịch vụ chăm sóc bệnh nhân chuyên sâu. Trên xe, các máy móc riêng biệt có khả năng làm việc như một thể thống nhất để cứu chữa người bệnh. Bất cứ nơi nào có xe cứu thương khẩn cấp, tỷ lệ tử vong đều xuống mức thấp từ 10% đến 20%.

Để việc cấp cứu người bệnh nguy kịch được hiệu quả, cần nhiều điều kiện. Thứ nhất là một trung tâm nhận cuộc gọi để có thể tiếp nhận thông tin và truyền đi tín hiệu khẩn cấp. Thứ hai, công việc cứu chữa cần được bắt đầu ngay khi xe cấp cứu đến nơi. Xe cứu thương không chỉ để vận chuyển, mà còn phải là một bệnh viện thu nhỏ. Và thứ ba là những trang thiết bị chuyên dụng.

*9999 anh 1

- Ý tưởng đưa *9999 đến Việt Nam hình thành từ bao giờ? Vì sao có quyết định này, thưa ông?

- Tôi đã ở Việt Nam được 32 năm. Tại đây, các tai nạn đường bộ thật sự là một vấn đề lớn. Khi đến Việt Nam, có 2 điều khiến tôi phải suy nghĩ. Một là, người Việt Nam luôn quan niệm xe cấp cứu chỉ dùng để vận chuyển bệnh nhân. Khi bạn gọi điện, xe cứu thương đến như taxi để đưa người bệnh vào thẳng bệnh viện. Nhiều người Việt đã hỏi tôi mất bao lâu để đến được bệnh viện, nhưng thực sự, dịch vụ *9999 có cả một “bệnh viện” trên xe với nhiều trang bị máy móc.

Tại Việt Nam, tôi từng chứng kiến vài tai nạn giao thông và nhìn thấy những người xung quanh phản ứng chậm trễ hoặc thậm chí không biết phải làm gì trong tình huống nguy kịch. Có trường hợp họ còn cố gắng kéo người bị thương lên taxi để đi bệnh viện. Và tôi nghĩ đã đến lúc nên làm điều gì đó đúng đắn, đây là lý do tôi xây dựng dịch vụ *9999 tại Việt Nam.

- Quá trình xây dựng và vận hành mô hình hoạt động của *9999 tại Việt Nam có gặp khó khăn hay trở ngại? Xin ông chia sẻ thêm.

- Chúng tôi gặp không ít vấn đề khi triển khai mô hình hoạt động tại Việt Nam. Đầu tiên là bài toán tìm được những tổng đài viên đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn, sẵn sàng ngồi đằng sau màn hình, nhận cuộc gọi và đảm đương trách nhiệm chăm sóc sức khỏe con người.

Thứ hai là vấn đề ngôn ngữ. Các tổng đài viên phải thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thứ 3, họ phải duy trì sự bình tĩnh khi trực hotline, tư vấn chính xác bởi bạn không thể nói đi nói lại đến 5-6 lần khi đang nghe một cuộc gọi khẩn cấp.

Tôi nghĩ thử thách tiếp theo là công nghệ, vì chúng tôi cần biết bệnh nhân ở đâu. Không phải nơi nào ở Việt Nam cũng được đánh dấu địa chỉ rõ ràng hay có thể định vị qua điện thoại. Toàn bộ ekip bác sĩ trực và xe cứu thương luôn trong trạng thái sẵn sàng để nếu bệnh nhân ở TP.HCM, chúng tôi sẽ mất 12 phút di chuyển vào ban ngày và 8 phút vào ban đêm. Bạn có thể gọi điện từ bất kỳ quận nào, chúng tôi cũng chỉ mất từng đó thời gian. Kỹ thuật điều hướng xe để tiết kiệm thời gian thực sự là thử thách đối với những tổng đài viên và nhân viên cấp cứu.

Tuy nhiên, tôi nghĩ khó khăn lớn nhất khi vận hành mô hình này là thuyết phục được mọi người hãy gọi *9999 thay vì bắt taxi, xe ôm hoặc tự đưa bệnh nhân đến bệnh viện, bởi chúng tôi đang mang đến dịch vụ cấp cứu chất lượng, có thể cứu nhiều mạng sống trong phút nguy kịch.

Để duy trì mô hình *9999, định kỳ 6 tháng/lần, chúng tôi phải vượt qua bài kiểm tra của Hiệp hội Cấp cứu Mỹ. Sự thật là ở châu Á, không phải Singapore, Hong Kong hay Thái Lan, mà Việt Nam mới là quốc gia đang có hệ thống cấp cứu tốt, tương đương Australia, New Zealand, châu Âu và Bắc Mỹ.

- Theo ông, vì sao mọi người vẫn còn xa lạ với mô hình cấp cứu tư nhân này?

- Với *9999, mỗi người sẽ tốn khoảng 25 USD, tương đương 575.000 đồng làm thẻ thành viên trong một năm, để được hỗ trợ triệt để trong các tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, mọi người vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ này, lý do tương tự việc lựa chọn không đội mũ bảo hiểm vậy. Mọi người đều nghĩ rằng: “Tai nạn sẽ xảy ra với người khác. Còn nếu tôi không đội mũ bảo hiểm và bị ngã vỡ đầu, đó là nghiệp chướng mà tôi phải chịu”. Cũng có người nghĩ nếu tai nạn xảy đến, họ cũng không thể làm gì khác được.

Tôi nghĩ một phần trách nhiệm ở đây thuộc về giáo dục, dịch vụ y tế cần được phổ biến rộng rãi trong trường học. Ở thành phố nơi tôi sinh ra, trẻ em biết gọi số nào khi cần sự giúp đỡ về y tế, hay biết cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) với những người đang gặp nạn. Đó là quy trình không hề phức tạp, có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả cao trong nhiều tình huống khẩn cấp.

Sau khi tìm hiểu kỹ thói quen của người dân Việt Nam, công ty đặt ra sứ mệnh và tầm nhìn như thế nào?

- Chúng tôi muốn mang đến sự chăm sóc sức khoẻ chất lượng và chuyên nghiệp cho người Việt, cả về khía cạnh chuyên môn, dịch vụ y tế, ứng dụng khoa học hiện đại lẫn trang thiết bị cấp cứu. Và để hoàn thành sứ mệnh cao cả này, chúng tôi cần thêm nhiều thời gian.

*9999 anh 2

- Hiện tại ở Việt Nam, người dân vẫn có thói quen tự đưa người thân đến bệnh viện với suy nghĩ rút ngắn thời gian để cấp cứu càng nhanh càng tốt. Là một bác sĩ, ông đánh giá như thế nào về cách làm này?

- Hiện nay, nhiều người vẫn quan niệm trên xe cứu thương chẳng có thiết bị y tế nào, bệnh nhân sẽ không được chăm sóc khi đang trên đường đến bệnh viện. Để đỡ mất thời gian chờ đợi, họ chọn cách tự lái xe hoặc gọi taxi đến bệnh viện, lúc đó người bệnh mới được y bác sĩ cứu chữa.

Nhưng với *9999, sự chăm sóc bắt đầu ngay từ khi chúng tôi đến nhà người bệnh. Xe của chúng tôi chính là một bệnh viện với nhiều trang thiết bị hiện đại. Chỉ sau 8-12 phút di chuyển, người gặp nạn sẽ được các bác sĩ, chuyên gia, y tá tiến hành cấp cứu, theo dõi và chăm sóc sức khoẻ một cách toàn diện. Tôi hy vọng mô hình cấp cứu này có thể thay đổi định kiến của mọi người về thực trạng cấp cứu bệnh nhân hiện nay.

- Được biết, những người điều phối cấp cứu của *9999 được đào tạo bởi Học viện Điều phối cấp cứu quốc tế (IAED) chuyên nghiên cứu và thiết lập quy trình điều phối cấp cứu. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong quá trình họ hỗ trợ người gọi và tiến hành cấp cứu nạn nhân từ xa?

- Tại Việt Nam, nhiều người dễ bị kích động, mất bình tĩnh khi chứng kiến một vụ tai nạn. Họ luôn nghĩ phải gọi nhanh xe cấp cứu đến rồi dập máy, mà chưa hiểu rằng họ càng cung cấp được nhiều thông tin, đội ngũ cấp cứu càng nắm rõ tình trạng của người bệnh.

Do đó, với tư cách là cầu nối tư vấn, tổng đài viên phải biết trấn an người gọi, lắng nghe tình trạng bệnh nhân, kết hợp sử dụng thuật toán để đưa ra lời khuyên phù hợp. Điều hữu ích nhất là mọi thứ đã có sẵn trên hệ thống, tổng đài viên hoàn thành 5 câu hỏi là có thể quyết định ngay xem bệnh nhân có cần sự trợ giúp của xe cứu thương hay không.

*9999 anh 3

Trong khi đội ngũ cấp cứu di chuyển trên đường, tổng đài viên vẫn sẽ sát cánh cùng bệnh nhân đến khi xe cứu thương tới nơi. Qua điện thoại, chúng tôi còn có thể hướng dẫn bạn cách thực hiện hồi sức tim phổi, giữ nhịp tim cho bệnh nhân. Chúng tôi từng thực hiện những ca cấp cứu như vậy và đã cứu được nhiều mạng người.

Đó là lý do những người đằng sau màn hình, nhận điện thoại tư vấn phải thực sự bình tĩnh, sử dụng đầu óc để tính toán mọi thứ, có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng và linh hoạt, đồng thời giải thích với người gặp nạn rằng *9999 sẽ đến nhanh nhất có thể. Đây chính là tiêu chuẩn dành cho những người điều phối cấp cứu, họ phải được đào tạo từ IAED một cách bài bản về nghiệp vụ lẫn kỹ năng. Hơn thế nữa, tất cả thông tin của bệnh nhân đã trao đổi với tổng đài viên cũng sẽ được cập nhật liên tục lên hệ thống cho bác sĩ trong xe cấp cứu. Nhờ đó, khi tiếp cận được nạn nhân, bác sĩ cấp cứu đã hiểu được tình hình và có phương pháp sơ cứu phù hợp.

- Xe cứu thương là điểm nhấn khác biệt của *9999 so với các dịch vụ cấp cứu khác. Chiếc xe này có tầm ảnh hưởng như thế nào trong quá trình cấp cứu bệnh nhân?

- Những chiếc xe cứu thương của *9999 rất lớn, đủ để bác sĩ, đội ngũ cấp cứu có thể đứng và làm việc trong đó, kịp thời chữa trị cho bệnh nhân. Chiếc xe còn được trang bị mọi thiết bị y tế cần thiết, đồng thời có khả năng đón bệnh nhân ở bất cứ đâu. Ví dụ, người gặp nạn sống trên tầng 6 của một căn nhà chật hẹp, chúng tôi có giường lưu động đưa bệnh nhân xuống tầng dưới cùng những trang thiết bị đặc biệt để chăm sóc trong tình huống khẩn cấp. Riêng với dụng cụ vận chuyển bệnh nhân, trong xe cứu thương đã có tới 8 loại cáng, xe lăn khác nhau.

Chúng tôi cũng có đầy đủ thiết bị để phản ứng với mọi tình huống. Chẳng hạn, có một người lên cơn đau tim, bạn phải bơm máu cho bệnh nhân hàng trăm lần mỗi phút. Bạn không thể bơm bằng tay nổi quá một phút và chỉ có 8-10 phút để đưa người gặp nạn tới bệnh viện. Trên xe cứu thương của chúng tôi có một máy ép tim tự động bơm cho bệnh nhân. Nó khác biệt phải không? Đó là cách chúng tôi chăm sóc bệnh nhân.

Ngoài ra, chúng tôi còn trang bị nhiều thiết bị cấp cứu tại chỗ cho bệnh nhân bị đột quỵ hay nhồi máu cơ tim như máy ép tim tự động, máy sốc điện, máy đo điện tim, máy thở không xâm lấn, máy theo dõi thán khí… cùng hệ thống 3G truyền tình trạng bệnh nhân từ xe cứu thương về phòng khám.

*9999 anh 4

- Trong tương lai, công ty đặt ra mục tiêu gì để phát triển tại Việt Nam?

- Có một mục tiêu vẫn được *9999 duy trì từ khi thành lập đến nay: Chúng tôi mong muốn cứu chữa mạng sống cho người bệnh.

Thời gian luôn là vấn đề, nó có khả năng duy trì hay cướp đi sự sống của một con người. Nếu không đủ thời gian nạp oxy vào cơ thể, bạn sẽ chết. Chúng tôi từng hỗ trợ trường hợp một người phụ nữ sinh non trong phòng vệ sinh tầm 1-3 năm trước, chồng của cô ấy quyết định gọi *9999. Chúng tôi có một chiếc xe ở rất gần nhà họ và đã đến ngay vào thời điểm người chồng dập máy. Chúng tôi nhanh chóng đưa người phụ nữ đó đến bệnh viện và hạ sinh em bé. Đó là cả một sự thành công.

Hay cách đây 2-3 năm, một vị khách suýt chết đuối trong bể bơi của khách sạn, nhân viên lễ tân đã gọi *9999. Chúng tôi hướng dẫn họ cách sơ cứu người bất tỉnh, trong lúc đó chúng tôi nghe thấy tiếng xe cấp cứu đến nơi. Vị khách đã được cứu sống kịp thời. Đó là mục tiêu mà những tổng đài viên, đội ngũ cấp cứu, y bác sĩ tại *9999 luôn quyết tâm thực hiện bằng tất cả kinh nghiệm và nỗ lực của mình.

*9999 anh 5

*9999 là dịch vụ xe cứu thương hoạt động 24/7 được công nhận quốc tế tại Việt Nam, có chứng nhận của IAED. *9999 hoạt động 24 giờ mỗi ngày để hỗ trợ những vấn đề cấp cứu y tế từ khắp nơi tại Việt Nam.

Khi trở thành thành viên *9999, khách hàng được hỗ trợ y tế 24/7, không giới hạn số lần điều xe cứu thương trong khu vực TP.HCM với mức phí thường niên 575.000 đồng/năm. Trong nội thành TP.HCM, chi phí xe cứu thương cho một ca cấp cứu ban ngày (8h-19h) khoảng 1,88 triệu đồng và một ca cấp cứu ban đêm (19h-8h) khoảng 5,287 triệu đồng.

Giang Nhật Minh

Ảnh: Duy Hiệu
Đồ họa: Anh Nguyễn

Bình luận

Bạn có thể quan tâm