Tuyến BRT 01 ở Hà Nội hoạt động đã được 5 năm nhưng cảnh vắng khách vẫn diễn ra. Vào giờ cao điểm, phương tiện này đi khá chậm do xe khác lấn làn.
|
Đưa vào hoạt động từ đầu năm 2017, tuyến buýt (BRT) 01 ở Hà Nội được kỳ vọng là phương tiện công cộng có sức chở lớn thay thế các phương tiện cá nhân, qua đó góp phần giảm ùn tắc giao thông thủ đô. Tuy nhiên, sau 5 năm vận hành, dự án này chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. |
|
BRT có làn đường riêng, chiếm 1/3 diện tích dọc tuyến, đi qua nhiều ngã tư. |
|
Nhìn từ trong xe, các phương tiện khác đi vào làn ưu tiên của BRT giờ cao điểm khiến thời gian đi từ bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Kim Mã phải mất gần một giờ. |
|
Trong khung giờ cao điểm buổi sáng, từ 7h đến 9h tại đường Lê Văn Lương, các phương tiện luôn trong tình trạng ùn tắc dài. Các làn đường riêng dành cho BRT bị vô hiệu hóa. Cảnh này diễn ra ngay từ những ngày đầu dự án đi vào hoạt động. |
|
Vào giờ cao điểm, nhiều phương tiện khác thường xuyên lấn làn ưu tiên của BRT. |
|
Ngay cả xe buýt thường cũng chen vào làn ưu tiên để di chuyển nhanh hơn trong giờ cao điểm. Được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) nhưng tới thời điểm hiện tại, nhiều người cho rằng tuyến buýt nhanh là một dự án thất bại. |
|
Nhiều người đi xe máy thường xuyên đi vào làn BRT khiến cho loại buýt nhanh này không có tác dụng. |
|
Khu vực nhà chờ Trung Văn chỉ có một khách đợi xe lúc 8h. Ghi nhận tại các nhà chờ khác dọc tuyến cũng chỉ có lác đác từ 2-3 khách đợi. |
|
Cũng xuất hiện cảnh đông đúc nhưng chỉ có ở một số xe vào khung giờ nhất định. |
|
Một lái xe cho biết khách đi đông chủ yếu vào giờ cao điểm, từ 10h trở đi là vắng khách. |
|
Một chuyến xe từ Kim Mã về Hà Đông lúc 9h rất vắng khách, chỉ có 3 người. |
|
Ở chiều ngược lại cũng như vào các giờ thấp điểm, xe BRT di chuyển nhanh hơn do đường thông thoáng. |
|
Người lên xuống tại các nhà chờ rất ít. "Nhà tôi ở Văn Phú, tới cơ quan bằng BRT mất khoảng 40 phút. Để kịp giờ đi làm tôi phải đi sớm hơn bình thường 20 phút", bà Vương Đạm Thuỷ (56 tuổi) chia sẻ. |
|
Hà Nội sẽ tập trung phát triển mạng lưới xe buýt và phấn đấu đến năm 2021-2025, ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh - BRT, đường sắt đô thị. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tuyến buýt (BRT) 01 cần được cân nhắc, xem xét có nên tiếp tục hay không vì không mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ùn tắc giao thông. |
Xe buýt BRT đi chậm như xe buýt thường vào giờ cao điểm
Hà Nội
Xe buýt nhanh BRT
đi chậm
giờ cao điểm