Đêm giao thừa, nhiều người dân ở xã Sơn Tây, thị trấn Tây Sơn (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), vẫn nổ pháo sáng trời huyện miền núi. Sáng mùng 1 Tết, xác pháo trải dọc quốc lộ 8A.
Xác pháo đỏ đường ở khối 4, thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Người dân cho biết mỗi dây pháo dài khoảng 2 m có giá trị hơn 1 triệu đồng. Nhiều nhà ở trị trấn Tây Sơn bỏ ra vài chục triệu mua pháo là bình thường.
Xác pháo trắng quốc lộ 8A, đoạn qua thôn Hà Chua, xã Sơn Tây (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Trần Bảo Lâm (hơn 4 tuổi) ở cổng B, Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo nhặt xác pháo hoa về chơi.
Xác pháo hoa rải rác trên quốc lộ 8A vào sáng mùng 1 Tết.
Sau đêm giao thừa, xác pháo hoa vứt nhan nhản hai bên đường và trước nhà dân. Anh Đỗ Đức Anh (22 tuổi) cho biết dù có lệnh cấm đốt pháo nhưng đêm giao thừa nhiều hộ dân vẫn nổ pháo hoa, pháo băng, pháo bi...
Thanh niên ở thôn Cây Tắt (xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) dùng pháo "reo" - một dạng pháo hoa để nổ đêm giao thừa.
Pháo "reo" được một thanh niên cắm dựng đứng vào cái ống rồi châm lửa đốt.
Đêm giao thừa năm ngoái tôi thấy báo chí đưa ở huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc xuất hiện những tiếng pháo lớn khiến đồ đạc rung lắc. Luật quy định người đốt pháo bị xử lý ra sao?
Ông Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.