Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

World Cup 2014 - Cỗ máy hốt tiền của FIFA

Bất chấp tình hình bất ổn tại Brazil, LĐBĐ thế giới (FIFA) dự kiến sẽ thu về 4 tỷ USD, biến World Cup 2014 thành giải đấu có giá trị nhất, đắt tiền nhất từ trước đến nay.

Cho đến nay, công tác chuẩn bị cho World Cup 2014 của Brazil vẫn chưa hoàn thiện. Bất chấp những cuộc biểu tình, bạo lực liên tục diễn ra nhưng cũng không ngăn được FIFA thu về khoản tiền khổng lồ từ doanh thu thương mại, tiền tài trợ, bán vé...

35 triệu USD: Là tiền thưởng cho đội vô địch World Cup 2014, tăng hơn 5 triệu USD so với cách đây 4 năm. 31 đội còn lại sẽ chia nhau số tiền thưởng 323 triệu USD. Mỗi đội tham dự đều nhận được 1,5 triệu USD tiền chi phí chuẩn bị. 

Tây Ban Nha nhận <abbr class=30 triệu USD cho chức vô địch World Cup 2010. Năm nay, tổng tiền thưởng của giải sẽ tăng 37% so với cách đây 4 năm." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/AfsSI/2014_05_27/worldcup.jpg" />
Tây Ban Nha nhận 30 triệu USD cho chức vô địch World Cup 2010. Năm nay, tổng tiền thưởng của giải sẽ tăng 37% so với cách đây 4 năm.

4 tỷ USD: Tổng lợi nhuận thương mại mà FIFA thu được tại World Cup sắp tới gồm tiền tài trợ, bản quyền truyền hình, tiền bán vé, bản quyền thương hiệu quảng cáo, dịch vụ, hàng lưu niệm...

3 triệu: World Cup chưa diễn ra nhưng 3 triệu vé đã được bán hết. Ngoài những khán giả trong nước, FIFA dự tính sẽ có thêm 600.000 khách nước ngoài đến Brazil nhân dịp World Cup.

1,7 tỷ USD: Số tiền bản quyền truyền hình mà các nhà đài tại châu Âu trả cho FIFA để độc quyền phát sóng các trận đấu tại World Cup.

1,3 tỷ USD: World Cup 2014 ghi nhận số tiền tài trợ kỷ lục. 6 đối tác hạng A của FIFA gồm Adidas, Coca Cola, Hyundai, Visa, Sony và Emirates chi 708,5 triệu USD trong chu kỳ 4 năm tài trợ cho World Cup. 8 đối tác hạng B gồm:  Budweiser, Castrol, Continental, Johnson & Johnson, McDonald, Moy Park, Oi, Yimgli chi thêm 524 triệu USD cùng với 120 triệu USD tiền tài trợ nội địa của Brazil. Tổng cộng World Cup thu về hơn 1 tỷ 352 triệu USD tiền tài trợ.

14 tỷ USD: Tổng chi phí tổ chức cho World Cup, phần lớn trong đó là tiền thuế của nhân dân. Số tiền này chủ yếu để xây dựng và nâng cấp 12 sân vận động phục vụ cho giải đấu cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí an ninh... Trong đó, FIFA chỉ đóng góp 2 tỷ USD.

Đóng góp của FIFA: FIFA cấp 221,6 triệu USD cho Brazil lập mạng lưới dịch vụ phục vụ World Cup nói chung và 20 triệu USD dành riêng cho ngành điện bảo đảm việc truyền hình suôn sẻ. Bên cạnh đó, định chế bóng đá lớn nhất hành tinh còn cung cấp 70 triệu USD cho các đội bóng có cầu thủ dự World Cup, 48 triệu USD cho các Liên đoàn có đội bóng dự World Cup.

World Cup 2014 phá vỡ hầu hết những kỷ lục về tài chính trước đây của FIFA.
World Cup 2014 phá vỡ hầu hết những kỷ lục về tài chính trước đây của FIFA.

Tiền tái đầu tư: 75% lợi nhuận thu về sẽ được FIFA phân chia lại cho 209 liên đoàn bóng đá quốc gia thành viên, mỗi thành viên nhận được chừng 250.000 USD hàng năm. 6 LĐBĐ các châu lục nhận mỗi thành viên 2,5 triệu USD cho các dự án phát triển bóng đá. Trong năm 2013, FIFA đã chi tổng cộng 27 triệu USD cho các dự án bóng đá trên khắp thế giới.

5 tỷ USD: Là tổng doanh thu mà FIFA dự kiến thu được ở World Cup 2018 tại Nga và 2022 tại Qatar. Với sự tham gia của 2 kênh truyền hình Fox và Al Jazeera cũng như tiền tài trợ tăng vọt từ 2 đối tác Adidas và Coca Cola, FIFA tin tưởng mục tiêu này sẽ đạt được.

Có một điều rất đáng chú ý khi những khoản thu nhập của FIFA từ World Cup đều được miễn thuế tại Brazil. Đây là 1 điều kiện để FIFA trao cho Brazil quyền đăng cai giải đấu vào năm 2007. Trong khi đó, tiền thuế của người dân Brazil lại được dùng để tổ chức World Cup. Đây là một phần nguyên nhân khiến dân chúng xứ Samba liên tục tổ chức các cuộc biểu tình phản đối thời gian gần đây.

Nguyễn Đăng

Bạn có thể quan tâm