Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Wi-Fi là gì?

Thực ra, cụm từ này hoàn toàn vô nghĩa.

Khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) được bịa ra để làm cụm từ Wi-Fi có nghĩa. Ảnh: Wallpaper.

Khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) được bịa ra để làm cụm từ Wi-Fi có nghĩa. Ảnh: Wallpaper.

Bạn có bao giờ thắc mắc thuật ngữ Wi-Fi xuất phát từ đâu? Chắc hẳn câu trả lời xuất hiện ngay lập tức trong đầu bạn là cụm từ “Wireless Fidelity” (độ trung thực không dây). Nhưng đây chỉ là lầm tưởng phổ biến của nhiều người.

Phil Belanger, thành viên sáng lập của Liên minh Wi-Fi, đã bác bỏ hoàn toàn ý kiến ​​này: “Wi-Fi không đại diện cho bất cứ thứ gì. Nó không phải là một từ viết tắt. Thật vô nghĩa”.

Trên thực tế, thuật ngữ Wi-Fi không phải là từ viết tắt hay chơi chữ của Hi-Fi. Là viết tắt của “High Fidelity” (độ trung thực cao), Hi-Fi là thuật ngữ được các nhà sản xuất thiết bị âm thanh đặt ra vào những năm 1950.

Nhưng Wi-Fi là một từ vô nghĩa vì không có thuật ngữ nào mô tả độ trung thực của mạng không dây. Đó chỉ là một cái tên được các công ty marketing nghĩ ra để dễ bán sản phẩm.

Về mặt kỹ thuật, từ “fidelity” (độ trung thực) dùng để biểu thị mức độ chính xác của tín hiệu mà thiết bị tái tạo. Đơn cử như TV có độ trung thực cao (Hi-Fi) sẽ tái tạo hình ảnh chân thực đến mức có thể bị nhầm lẫn với hình ảnh thật. Nhưng Wi-Fi không thể làm điều đó. Nó chỉ là một phương thức để kết nối các thiết bị với nhau và không tái tạo bất cứ thứ gì.

Quan niệm sai lầm về ý nghĩa thuật ngữ “Wi-Fi” bắt đầu lan truyền rộng rãi kể từ khi tổ chức Liên minh Wi-Fi sử dụng khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity” (Tiêu chuẩn cho độ trung thực không dây) trong các quảng cáo của mình. Đơn giản là liên minh này cần một cái tên dễ hơn hơn cho tiêu chuẩn “IEEE 802.11b Direct Sequence”. Vì vậy, họ đã thuê công ty marketing Interbrand đặt tên cho nó và lựa chọn trong 10 phương án được đưa ra.

“Thuật ngữ đầy đủ của Wi-Fi là IEEE 802.11, nhưng nó rất phức tạp. Cái tên phải dễ nhớ và liên quan đến thứ gì đó phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trong nhà, văn phòng, quán cà phê hoặc trên phương tiện công cộng. Điều này giúp người tiêu dùng hiểu khái niệm này một cách trực quan”, Interbrand giải thích trên website.

Wi-Fi không hề có nghĩa như bạn tưởng. Ảnh: Future.
Wi-Fi la gi? anh 1
Wi-Fi la gi? anh 1

Wi-Fi không hề có nghĩa như bạn tưởng. Ảnh: Future.

Do đó, họ nảy ra ý tưởng sử dụng thuật ngữ Hi-Fi - cụm từ quen thuộc vào cuối những năm 1990 - và thế là cụm từ Wi-Fi ra đời. Mặc dù vốn không có ý nghĩa gì, thuật ngữ này lại rất thành công trong việc truyền đạt ý tưởng đến người dùng, rằng họ có thể truy cập Internet không dây mà không cần bất kỳ loại cáp nối nào.

“Cái tên đã nói rõ rằng ngay cả khi không có cáp, Wi-Fi vẫn mang lại kết nối chất lượng cao, không bị mất dữ liệu mọi lúc mọi nơi. Kể từ khi ra mắt, Wi-Fi đã trở thành cụm từ được sử dụng toàn cầu với nghĩa chung là khả năng truy cập không dây ở mọi nơi. Nó xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ. Bất cứ khi nào bạn cần Internet không dây, bạn sẽ xin mật khẩu Wi-Fi”, Interband viết.

Nói trong một bài phỏng vấn năm 2005, thành viên sáng lập Phil Belanger thừa nhận "đây là một sai lầm và khiến người dùng bối rối”... Ông gọi đó là việc ghép 2 từ Wi và Fi để tạo thành một từ có nghĩa là một nỗ lực đầy vụng về. Hiểu lầm này càng trở nên phổ biến khi Liên minh in dòng chữ lên mũ và áo sơ mi lưu niệm.

Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại sự thật lại lu mờ trước một quan niệm sai lầm phổ biến? Trong gần 2 thập kỷ kể từ khi công bố, mọi người đã chấp nhận ý nghĩa sai lệch của cụm từ. Nếu hỏi, nhiều người còn có thể sẽ tranh luận gay gắt rằng Wi-Fi có nghĩa là “độ trung thực của mạng không dây”.

Với tư cách là thành viên sáng lập của Liên minh Wi-Fi, Belanger khuyên mọi người hãy quên khẩu hiệu "The Standard for Wireless Fidelity” và thuật ngữ sai lầm này. Khẩu hiệu này được các thành viên hội đồng quản trị bịa ra để giải nghĩa vì không muốn Wi-Fi chỉ là cụm từ vô nghĩa. Nhưng không lâu sau đó, họ nhận ra đây là sai lầm và nhanh chóng rút lại.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Bài liên quan

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm