Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WHO bị nghi ngờ vai trò điều tra nguồn gốc dịch Covid-19

Nhiều nhà khoa học cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên tiếp tục giai đoạn tiếp theo trong cuộc điều tra về sự khởi phát của đại dịch Covid-19, theo AP.

Nhiều chuyên gia, bao gồm cả các nhà khoa học có quan hệ chặt chẽ với WHO, cho rằng sự căng thẳng về mặt chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cuộc điều tra của cơ quan này khó có thể đưa ra kết quả đáng tin cậy.

Đầu tháng 7, tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc về các trường hợp khẩn cấp của WHO, cho biết cơ quan này hoạt động trên cơ sở "thương thuyết". Do đó, theo ông Ryan, WHO không đủ khả năng buộc Trung Quốc hợp tác.

Một số chuyên gia nói rằng đây chính là lý do khiến cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch do WHO dẫn đầu chắc chắn sẽ thất bại.

"Chúng ta sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc đại dịch nếu dựa vào WHO", Lawrence Gostin, Giám đốc Trung tâm Hợp tác về Luật Y tế công và Nhân quyền của WHO tại Đại học Georgetown, nhận định. "Trong một năm rưỡi, họ đã bị Trung Quốc ngăn cản và rõ ràng là WHO sẽ không chạm được tới gốc rễ của vấn đề".

Ông Gostin cho rằng và cộng đồng quốc tế có thể cố gắng kết hợp những thông tin tình báo mà họ có, đồng thời sửa đổi luật y tế quốc tế để trao cho WHO quyền lực cần thiết nhằm tiến hành cuộc điều tra toàn diện.

WHO dieu tra nguon goc Covid-19 anh 1

Peter Ben Embarek, thành viên nhóm điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 của WHO, trình bày về con đường lây nhiễm của SARS-CoV-2 tại một buổi họp báo. Ảnh: AP.

Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers, gọi cuộc điều tra của WHO là một "trò hề". Ông ho rằng việc xác định nguồn gốc của dịch Covid-19 không đơn thuần là câu hỏi khoa học mà còn bao gồm nhiều yếu tố chính trị nằm ngoài khả năng của WHO.

Jamie Metzl, thành viên nhóm cố vấn của WHO, đã cùng các đồng nghiệp đề xuất về việ tiến hành một cuộc điều tra thay thế với sự hỗ trợ từ nhóm G7.

Giai đoạn đầu tiên của một nghiên cứu chung giữa WHO và Trung Quốc bắt đầu từ tháng 3 kết luận rằng SARS-CoV-2 được lây từ động vật sang người. Thêm vào đó, khả năng virus corona rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán được cho là "cực kỳ khó xảy ra".

Trong giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu, WHO hướng tới việc xác định vật chủ trung gian truyền mầm bệnh từ động vật sang người.

Theo thống kê của Worldometers, tính đến ngày 2/7, thế giới ghi nhận hơn 183 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 3,96 triệu trường hợp tử vong.

WHO cảnh báo làn sóng Covid-19 mới ở châu Âu

Tổ chức Y tế Thế giới hôm 1/7 cảnh báo sau hai tháng dịch bệnh tạm lắng ở châu Âu, làn sóng Covid-19 mới có thể sẽ xuất hiện nếu "chúng ta không giữ kỷ luật".

WHO: Người đã tiêm vaccine cần tiếp tục đeo khẩu trang

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi những người đã tiêm phòng đầy đủ tiếp tục đeo khẩu trang và duy trì các biện pháp phòng dịch khác để ngăn ngừa sự lây lan của biến chủng Delta.

Tổng giám đốc WHO: 'Hãy đưa vaccine cho chúng tôi'

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ trích sự thiếu công bằng trong chiến dịch tiêm chủng toàn cầu trước thực trạng khan hiếm vaccine của các quốc gia nghèo nhất.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm