Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Whitmore xuất hiện trở lại, làm gì để phòng tránh?

Hòa Bình vừa phát hiện một ca mắc bệnh Whitmore. Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này?

Whitmore anh 1

Whitmore là bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn?

  • Burkholderia pseudomallei
  • Bac. Necrophorum
  • Bacteroides fragilis
  • Aeromonas hydrophila

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân, khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Whitmore là bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây nhiễm trùng máu. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50-60%.

Whitmore anh 2

Bệnh Withmore không lây từ người sang người?

  • Đúng
  • Sai

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy - Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội, Cố vấn khoa nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Whitmore đang bị hiểu lầm là vi khuẩn "ăn thịt người". Whitmore hoàn toàn không phải là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người khi tiếp xúc nói chuyện. Đó cũng không phải là virus ký sinh trên động vật, thực vật và con người. Đây chỉ là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc, ít gặp ở người có sức khỏe bình thường.

Whitmore anh 3

Vi khuẩn Whitmore thường được tìm thấy ở?

  • Bùn, đất
  • Đồng lúa
  • Các vùng nước tù đọng
  • Tất cả đáp án trên

Vi khuẩn whitmore gây bệnh được tìm thấy trong đất, đồng lúa và các vùng nước tù đọng. Người nhiễm bệnh thường tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da hoặc hít phải bụi nhiễm vi khuẩn.

Whitmore anh 4

Ca mắc Whitmore đầu tiên trên thế giới được phát hiện ở?

  • Ai Cập
  • Sri Lanka
  • Myanmar
  • Thái Lan

Theo Independent, năm 1927, ca mắc Whitmore đầu tiên được phát hiện tại Sri Lanka. Ban đầu, các bác sĩ điều trị bệnh bằng lửa, sau đó là kháng sinh. Nhưng kết quả vẫn có 50% bệnh nhân tử vong sau khi phát hiện mắc bệnh. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này.

Whitmore anh 5

Bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây ra?

  • Sốt
  • Nhiễm trùng
  • Hoại tử các tổ chức

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, Giảng viên cao cấp bộ môn Truyền nhiễm Đại học Y Hà Nội, Cố vấn khoa nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương bệnh nhân không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh sẽ gây ra hoại tử các tổ chức.

Whitmore anh 6

Đối tượng nào dễ bị vi khuẩn Whitmore tấn công?

  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Người mắc bệnh về gan, thận, phổi mạn tính
  • Người bị suy giảm miễm dịch, sức đề kháng kém
  • Tất cả nhóm người trên

Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Những người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao. Đối với những bệnh nhân này, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bởi sức đề kháng của họ đã suy giảm, khó có khả năng phản ứng tốt với vi khuẩn.

Whitmore anh 7

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần lưu ý điều gì?

  • Tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm
  • Sử dụng băng chống thấm khi buộc phải tiếp xúc
  • Rửa sạch ngay sau khi lao động xong
  • Tất cả đáp án trên

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, người dân nên sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn.

Whitmore anh 8

Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm Whitmore?

  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Không tắm gội ở nơi có nguồn nước bị ô nhiễm
  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, nhất là sau khi đi làm ruộng
  • Tất cả biện pháp trên

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm. Đồng thời, sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng. Ngoài ra, cần tuân thủ ăn chín, uống chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Hòa Bình phát hiện ca mắc Whitmore

Bệnh nhân là nam giới 53 tuổi, trong lúc đi làm ngoài đồng đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm