Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

WB: 'VAMC không giải quyết được mọi vấn đề'

Đánh giá tích cực động thái rốt ráo xử lý nợ xấu của Việt Nam, song các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cần phải kết hợp nhiều cách thay vì chỉ dựa vào VAMC.

WB: 'VAMC không giải quyết được mọi vấn đề'

Đánh giá tích cực động thái rốt ráo xử lý nợ xấu của Việt Nam, song các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết cần phải kết hợp nhiều cách thay vì chỉ dựa vào VAMC.

Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, hiện tại, VN đang trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm dài nhất kể từ năm 1980. Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ấm áp trở lại, thì Việt Nam vẫn đang kẹt trong giai đoạn tăng trưởng chậm so với trước đây cũng như với các nước khác.

Việc xử lý nợ xấu được cho là vấn đề cốt lõi để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế.

WB dẫn ví dụ, trước năm 2007-2008, mức tăng trưởng của Việt Nam là 6,8%. Trong khi đó, các nước ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines… đều thấp hơn. Song đến giai đoạn sau khủng hoảng, cùng với Trung Quốc, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất, còn những nước bên trên đều tăng nhanh hơn. Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm, theo WB, là tỷ trọng đầu tư trên GDP cao bất thường giai đoạn trước khủng hoảng, xuất phát từ việc các ngân hàng tăng trưởng cho vay quá mức. Trong khi đầu tư cao, năng suất không tăng, tạo nên sự trở ngại đối với tăng trưởng chung.

Đồng tình với quan điểm cho rằng vấn đề nổi cộm hiện nay để giải quyết bài toán tăng trưởng chính là giải quyết nợ xấu, tái cấu trúc nền kinh tế trong đó có khu vực doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng, WB đánh giá tốt động thái cải cách. Cụ thể, việc thắt chặt tiền tệ, thành lập công ty xử lý nợ VAMC được cho là bước đi rõ rệt nhất. Tuy nhiên, phía WB cho rằng cần có nhiều mũi nhọn khác thay vì chỉ dựa vào việc giải quyết nợ xấu thông qua công cụ đa quốc gia.

Lạm phát 2013 khoảng 8,2%

Dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2013, WB cho rằng có thể tăng lên 8,2% vào cuối năm do tác động của các chính sách như tăng lương tối thiểu, giá điện, y tế, hành chính, giáo dục...

Trong khi đó, với tăng trưởng GDP, WB cho rằng có thể năm 2013 và 2014 vẫn tiếp tục khoảng 5,2%. Để GDP tăng 6% như những năm trước là một thách thức với Việt Nam khi cần phải cải thiện hơn nữa hiệu quả thu ngân sách nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư công, tăng tốc cải cách doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.

Một trong những mũi nhọn này là ổn định khu vực ngân hàng. Theo đánh giá của WB, đây là công việc khó khăn vì trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng rất nhanh và nóng. “Nếu như chúng ta ngừng tăng trưởng tín dụng thì ‘bữa tiệc’ sẽ ngừng lại. Do đó, vai trò của Ngân hàng Nhà nước là khó khăn vì nếu giảm tăng trưởng cho vay quá nhanh, nhiều sẽ khiến hệ thống lành mạnh hơn nhưng cũng ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế”, chuyên gia của WB nhấn mạnh. Với những ngân hàng yếu kém, tổ chức này cho rằng cần thiết phải thắt chặt, không để các đơn vị này tiếp tục cho vay nếu không thu hồi được nợ.

WB cho biết, trên thế giới, một số quốc gia cũng đã ứng xử với nợ xấu bằng việc thành lập công ty dạng như VAMC của Việt Nam, song vẫn cần nhiều cải cách khác. Do đó, dù vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu là quan trọng, song VAMC không thể giải quyết tất cả các vấn đề mà vẫn cần phải có nhiều biện pháp khác.

lan Anh

Theo Infonet
 

lan Anh

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm