Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vy Oanh được người yêu tặng nhà 5 triệu USD tại Mỹ

Không chỉ chia sẻ mua được xe 7 tỷ nhờ bán đất, giọng ca "Fly" còn gây chú ý bởi món quà vị hôn phu tương lai tặng có giá trị lớn.

Vy Oanh được người yêu tặng nhà 5 triệu USD tại Mỹ

Không chỉ chia sẻ mua được xe 7 tỷ nhờ bán đất, giọng ca "Fly" còn gây chú ý bởi món quà vị hôn phu tương lai tặng có giá trị lớn.

>> Vy Oanh mất ăn mất ngủ vì thông tin yêu Việt kiều
>> Vy Oanh: 'Người yêu tôi là Việt kiều Mỹ'
>> Vy Oanh lái xế khủng 7 tỷ đi ăn tối

Các cô ấy có gì, tôi đều có cả

 - Từ một người chưa được nhiều người biết tới đã nổi như cồn trên mặt báo chỉ nhờ chiếc xe... 7 tỉ đồng, dư luận cho rằng một ca sĩ trẻ như chị không thể nào giàu có đến mức có thể tự mua cho mình một chiếc xe hơi có khi bằng gia tài... cả làng chị cộng lại!

- Ca hát vừa đủ để tôi đầu tư lại cho nghề, còn đầu tư cùng mẹ nuôi giúp tôi có cuộc sống tốt hơn. Khi mua xe, tôi được hãng gợi ý ký hợp đồng PR trong hai năm, theo đó sẽ được giảm giá một phần đáng kể nên đồng ý. Tôi không định gây sốc, chỉ tại tôi rất mê xe hơi, 18 tuổi lên Sài Gòn, tôi đã được đi học lái cùng mẹ nuôi.

Tôi có một miếng đất, trước đây định xây nhà nhưng cuộc sống có vài thay đổi nên tôi quyết định bán nó khi được giá. Tôi bán đất và mua chiếc xe này.

- Đột nhiên nổi tiếng không vì tài năng trong nghề mà bằng thứ khác, thành thực chị có cảm giác thế nào?

- Kỳ chứ. Khoảng 2 năm trước tôi hoạt động rất nhiều, đi hát, đóng phim, làm MC. Những việc đó có rất nhiều thông tin để đăng báo nhưng dường như không ai quan tâm.

Giờ chỉ vì cái xe mà mọi chuyện trở nên ồn ào. Có người nghĩ tốt, có người nghĩ xấu, cho dù tin đó suy cho cùng cũng bình thường thôi, vậy mà lại thành “hot”. Từ đó tôi hiểu rằng, cuộc sống có nhiều cái không phải tốt đẹp là được. Mình sống và cố gắng giữ cái tốt đẹp nhất nhưng đôi khi cũng phải thay đổi để đi theo xu hướng.

- Nhưng rõ ràng chiêu PR đã có tác dụng tốt hơn?

Đương nhiên bản chất của nghề này phải bon chen. Khi không dùng đồ hiệu, tôi biết có nhiều người nhìn mình là quê mùa, nhưng thực ra tôi ổn định về kinh tế.

- Trở thành hội viên của câu lạc bộ Celebrities Mercedes (Người nổi tiếng đi xe Mercedes), chị bỗng dưng xuất hiện đàng hoàng bên cạnh những cái tên thuộc hàng top như Thanh Hằng, Jennifer Phạm. Cảm giác của chị thế nào?

- Tôi chẳng cảm giác gì. Tại tôi thực tế! Tôi những năm trước, khi chưa nổi vì chiếc xe này, cho đến giờ vẫn như nhau. Từ khoảng 2 năm nay tôi rất nhiều show và bận rộn, được mời đi hát chính với cát-sê cao. Công việc dày đặc khiến tôi quên mất việc phải PR ầm ĩ bằng những hình ảnh không liên quan lắm đến nghề nghiệp. Mỗi chúng tôi đều có một thế đứng riêng của mình. Điều quan trọng là khán giả vẫn sẽ nhớ đến chúng tôi bằng những hoạt động nghệ thuật nghiêm túc mà thôi.

Thật ra mấy cô đó có gì, tôi cũng có cái đó, nhưng tính tôi không quen phô trương. Tôi muốn dành tiền làm công tác thiện nguyện. Tôi thấy cuộc sống đó nó phù hợp, mang lại cho mình và những người thiệt thòi niềm vui thực sự hơn các hoạt động bề nổi thoáng qua.

 - Nghe nói chị còn có căn nhà ở Mỹ trị giá đến 5 triệu USD (hơn 100 tỉ đồng), chuyện đó có thật không?

- Tôi không bàn đến trị giá ngôi nhà. Với tôi, đó là món quà vô cùng ý nghĩa mà vị hôn phu tương lai đã tặng cho tôi nhân một dịp đặc biệt. Nếu so ra thì trị giá của ngôi nhà đó vẫn chẳng là gì so với tình yêu mà anh ấy đã dành cho tôi. Tôi Tôi vẫn thường nói với anh rằng có lẽ tôi là người may mắn nhất thế gian này vì đang yêu và được yêu, được quan tâm và chia sẻ.

 Tôi chưa thấy ai khổ như mình

 - Cuộc sống đến lúc này với chị có thể nói như một giấc mơ kỳ diệu không?

- Tôi không nghĩ vậy, vì cuộc sống cái gì cũng có nền tảng. Mẹ thương tôi vì tôi thương mẹ, mấy sơ thương tôi cũng tại tôi thương mấy sơ (cười). Chỉ cần thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, cuộc sống sẽ trở thành kỳ diệu.

 - Vậy về chặng đường đã sống qua, chị nghĩ từ nào miêu tả nó đúng nhất?

- Cuộc sống của tôi là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng. Tôi đã viết một cuốn tự truyện cho riêng mình. Tôi từng đọc tiểu sử của nhiều người, nhưng thậm chí chưa thấy ai khổ như mình.

 - Một người sống đời thuận buồm xuôi gió khó có được cái bình thản mà chị đang sở hữu. Chị kể về mình đi, chẳng hạn một nỗi đau mà nó không đánh gục được chị?

- Nếu tôi kể một câu chuyện theo mô-típ “nhà tôi nghèo lắm, từ nhỏ tới lớn tôi không được sống với gia đình”, tự tôi thấy cái màu khổ hạnh. Cho dù thực tế tôi đã đi từ cái nghèo mà ra, nhưng tôi vẫn muốn nhìn cuộc sống này tốt đẹp. Suốt những năm học phổ thông, tôi học bằng sách đi mượn của mấy bạn hàng xóm, vở lĩnh thưởng và tiền học do mấy sơ xin tài trợ. Lớn rồi nhưng ngay cả những đồ dùng tối thiểu của con gái tôi cũng đâu có tiền để mua.

Cú sốc thì có, tôi cũng không biết có phải nó bắt đầu từ cái nghèo không. Hè năm lớp 9, vì muốn có tiền mua bộ áo dài để bước vào trung học, tôi trốn ba mẹ xuống Phan Thiết, phụ việc cho quán lẩu dê nhà cô bạn. Làm được một hai tuần, tôi thấy công việc không phù hợp và tủi thân với cô bạn đồng trang lứa nên xin thôi. 

Khi đó có một người em họ lên Sài Gòn thi đại học. Tôi đi theo em, vất vả lắm mới tìm được việc phụ bán cà phê. Hè ấy, tôi cũng tích cóp được mấy trăm ngàn, dự định sẽ may cho mình bộ áo dài đi học, còn lại thì nộp tiền học phí.

- Ba mẹ không cho phép nhưng chị vẫn trốn nhà đi, không sợ họ lo lắng sao?

- Thời đó nhà làm gì có điện thoại nên khi ra Phan Thiết là tôi hoàn toàn mất liên lạc với gia đình. Ngày đó còn quá trẻ, lên Sài Gòn tôi cũng rất sợ nhưng tôi nghĩ nếu biết mình đi làm để kiếm tiền nộp học phí chắc ba mẹ cũng không giận, nên tôi mới dám đi. Người ở nhà đồn tôi đi làm gái, bán xì ke hút chích gì đó rồi bị bắt vô tù. Nhà tôi theo đạo Thiên Chúa, ba mẹ trước giờ cũng theo nếp nghĩ cũ nên khi nghe tin tôi như thế thì suy sụp.

Về nhà, thấy ba mẹ bệnh èo uột như sắp chết, tôi chạy ra chợ định mua cái gì ngon về cho ba mẹ ăn thì gặp đám bạn nhà giàu, chúng nói tỉnh bơ: “Mày đi làm đ... chắc sướng lắm ha?”. Trời ơi, lúc đó tôi còn bé quá nên nghe xong điếng luôn. Khi mình đang nhìn cuộc đời màu hồng mà bị như vậy, bao nhiêu niềm tin về cuộc sống tự nhiên bay biến hết. Rồi thay vì đi mua đồ ăn cho ba mẹ, tôi đã mua thuốc ngủ về uống tự tử, nhưng may là gia đình phát hiện kịp.

Tôi tỉnh dậy và bắt đầu nghĩ về hành trình lấy lại danh dự cho mình. Đó là lý do sau này tôi đặt tên cuốn hồi ký của mình là: Hành trình lấy lại danh dự.

- Từng sống ở nhà sơ, tại sao chị lại lựa chọn con đường ồn ào: trở thành ca sĩ?

- Thực ra tôi chẳng lựa chọn. Hồi nhỏ lúc nào tôi cũng nổi bật với hát, múa, đánh đàn, thi và mang giải về cho trường. Lên Sài Gòn ở với mẹ nuôi, bà hướng tôi theo nghề của bà, học kinh doanh. Còn ba mẹ mong con học làm bác sĩ, cô giáo. Nhưng thời gian ôn thi tôi bị đụng xe, phải nhập viện mấy tháng nên năm đó không thi được. Một ngày lơ ngơ ngang Nhạc viện TP.HCM, tôi thấy đang tuyển sinh, khi đó còn 2 tuần nữa thi thôi. Tôi đăng ký thi và đậu chứ chẳng ôn gì hết.

- Bất ngờ theo nghề hát vậy trước đó chị từng ước mơ thành ai?

- Tôi nghĩ cái dở nhất của tôi là không biết... ước mơ. Có lẽ cái nghèo làm tôi không biết đến cả giấc mơ, chỉ nghĩ đủ cơm ăn áo mặc chắc là may mắn lắm rồi. Với lại tính tôi không hay vòi vĩnh nên cũng chưa từng muốn gì cao sang.

Ngày nhỏ, thấy người ta khinh chê gia đình mình, tôi chỉ nghĩ rằng sau này lớn lên sẽ học thật giỏi, làm ra nhiều tiền để họ khỏi coi thường ba mẹ nữa. Kể cả sau khi đi hát 2, 3 năm rồi, tôi mới biết làm nghề này thì phải... nổi tiếng.

Đến khi nào thì chị làm ra tiền để không phải dựa vào mẹ nuôi và tự lo cho gia đình?

- Thật ra từ hồi nhỏ xíu, khi có 2-3 ngàn đồng, tôi đã nghĩ đến việc phải mua cho mẹ cái gắp than bằng sắt để tay mẹ không bị bỏng. Khi vào nhạc viện, tôi may mắn được mời đi hát đám cưới rồi quán bar, cứ chịu khó chạy show mỗi ngày cũng kiếm được năm chục hoặc trăm ngàn đồng. Bạn bè không biết tôi nghèo vì tôi đi Spacy và xài di động đẹp được mẹ nuôi mua cho.

Nhưng tiền lo cho gia đình tôi muốn phải do mình tự kiếm. Tôi đi hát, gom tiền và gửi về cho ở nhà mua gạch, cát, đá, xi măng... mỗi năm xây một vách nhà. Dần dần, sau bốn năm cũng xây được bốn vách. Căn nhà được các anh dựng lại trên nền nhà cũ. Đó cũng là lý do giờ dù có chút điều kiện nhưng mẹ và các anh vẫn muốn giữ lại căn nhà đầy kỷ niệm ấy.

- Không mất danh dự mà phải đi tìm lại, nghe có vẻ nghịch lý quá nhỉ, vậy hành trình ấy, sau này còn nhiều gian truân không?

- Tôi chưa bao giờ đánh mất danh dự, nhưng họ áp đặt và tung tin xấu cho tôi, tôi muốn chứng minh cho họ thấy không phải ai cũng giống ai. Hành trình đó nhiều gian truân lắm. Tôi chỉ có thể nói ở đời cái gì đau khổ nhất và không thể chịu đựng được, tôi đã trải qua rồi. Có lẽ vậy nên lúc này tôi mới bình thản đến vậy.

- Những đau khổ ấy bắt đầu từ tình yêu hay những ngáng trở trong công việc?

Trước đây, tôi không may mắn trong tình cảm. Khác với tưởng tượng, tình yêu toàn mang đến cho tôi cuồng phong bão tố. Tôi còn nhớ có thời điểm công việc xếp hàng chờ không có giờ nghỉ, tôi vừa lo cho mình vừa lo cho gia đình, chăm mấy cháu mới vô Sài Gòn đi học, cuộc sống lại liên tiếp những sóng gió làm tôi bị sốc liên tục, có lúc tôi không còn tí sức lực nào, phải thường xuyên vào viện truyền nước biển. 

Nhưng sau này tôi biết rằng cuộc đời mỗi người một sai lầm, không sai lầm nào giống sai lầm nào thì cũng là lúc nước mắt đã chảy ngược vào trong không còn khóc được nữa. Tôi cố gắng tạo một vỏ bọc tốt đẹp để người thân không phải lo lắng, buồn lòng vì mình... Tôi thật sự đã trải qua tất cả những nỗi đau của một người phụ nữ không may mắn.

 - Dường như chị đang được cuộc đời ban tặng lại điều kỳ diệu sau khi trải qua những đau khổ ấy? Ví dụ, người yêu hiện tại của chị rất tuyệt vời?

- Anh ấy rất tin tưởng tôi và cho tôi sự yên bình trong cuộc sống cũng như trong môi trường nghệ thuật phức tạp này. Anh ấy là một người sống có tâm, không màu mè lại rất tài giỏi mà tôi hết sức ngưỡng mộ. Tôi quen anh ấy trong một chương trình ca nhạc từ thiện ở Mỹ. Một người sinh ra và lớn lên ở Mỹ, chẳng biết gì Việt Nam cho đến khi mẹ anh ấy bị mắc bệnh ung thư, đưa mẹ về Việt Nam anh mới biết đến quê hương mình. Như một cách tự nhiên, anh ấy yêu Việt Nam vô cùng. Sau này anh thường xuyên về nước làm từ thiện, trong đó có những nơi tôi đang làm, tôi dắt anh cùng đi. Tôi cảm mến vì thấy trân quý tấm lòng của anh. Những nơi tôi sống, những mối tình trước đây của tôi, anh ấy đều biết cả, chúng tôi không giấu giếm nhau bất cứ thứ gì và luôn hướng về những điều tốt đẹp.

Cảm ơn những chia sẻ của chị.

 

Người mẹ nuôi Vy Oanh hay nhắc tới trong các cuộc trò chuyện là mẹ của một người bạn thân tên Trang học cùng lớp cấp 3. Năm lớp 11 Vy Oanh hay về nhà bạn chơi, ngày đó kinh tế gia đình Trang chưa vững chắc như bây giờ. Khi đó, nhà bạn có nhiều chuyện không vui và mẹ của Trang thường hay chia sẻ với Vy Oanh, còn cô lại ngưỡng mộ cách mẹ đối diện và xử lý những việc trong gia đình. Từ đó bà đem lòng yêu thương Vy Oanh như con và nhận cô làm con nuôi. 

Sau này gia đình bà chuyển vào Sài Gòn. Những năm tháng chập chững đến thành phố này, Vy Oanh đã được mẹ nuôi cưu mang, nuôi đi học, chỉ dạy làm kinh doanh và cách tồn tại, vươn lên trong cuộc sống. Sau này cô bạn thân đi du học, Vy Oanh chính là người để mẹ nuôi chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống.

Theo Mốt & Cuộc sống

Theo Mốt & Cuộc sống

Bạn có thể quan tâm