Việc chăm sóc, dạy dỗ con cái khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy áp lực. Ảnh: 123. |
Trở thành cha mẹ là một trong những trải nghiệm khó khǎn nhất nhưng cũng đáng giá nhất trong cuộc đời bạn, và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, sự cống hiến, sự thỏa hiệp và tình yêu thương.
Một trong những khoảnh khắc đáng sợ nhất sau khi sinh con là lúc bạn nhận ra bệnh viện không đưa cho mình sách hướng dẫn nuôi dạy bé khi bạn xuất viện.
Khi tôi đặt đứa con bé bỏng của mình vào ghế ngồi ôtô cho trẻ sơ sinh và lái xe ra khỏi bãi đỗ của bệnh viện, tôi đã nhìn chồng và hỏi: “Sao họ cứ vậy mà để chúng ta mang con bé đi nhỉ? Lỡ mình không phải cha mẹ thật của nó thì sao?”
Rồi sau đó tôi nhận ra trách nhiệm lớn lao vừa đến với vợ chồng mình, đó là: đảm nhiệm cả một chặng đường dài chǎm sóc và dạy dỗ sao cho “cỗ máy” bé bỏng, háu ǎn, đáng yêu này trở thành một người có nhân cách.
Nuôi dạy con cái là một chuỗi vô tận của những khoảnh khắc chiến thắng và thất bại, những kỷ niệm và thách thức, những lần thử và những lần sai. Bạn phải mò mẫm tìm tòi cách nuôi dạy con mà không có sách hướng dẫn, giống như phải định hướng đường đi mà không có bản đồ vậy, và đồng thời tìm ra hình mẫu cha mẹ mà bạn muốn trở thành.
Bạn muốn nuôi dạy con mình như thế nào? Những giá trị nào bạn muốn gửi gắm trong con? Bạn có kỳ vọng và hy vọng gì cho tương lai của con? Không có cẩm nang nuôi dạy con cái nào cho vấn đề này, vì mỗi người và mỗi gia đình sẽ có câu trả lời khác nhau, nhưng nó lại là một trong những điều quan tâm nhất của những người làm cha mẹ.
Là một nhà tâm lý học, tôi chuyên làm việc với trẻ em và các bậc cha mẹ. Mặc dù đã làm việc với hàng trǎm khách hàng khác nhau trong suốt nhiều nǎm, nhưng tôi nhận ra rằng tất cả họ đều có một điểm chung then chốt.
Đa phần các bậc cha mẹ khi đến gặp tôi đều nói về áp lực phải nuôi dạy làm sao để con họ sống thật tốt và hạnh phúc. Các tài liệu nuôi dạy trẻ truyền thống có xu hướng tập trung vào các giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ như khả nǎng nhận thức và phát triển thể chất.
Những cuốn sách và trang web này cung cấp cho bạn các mốc phát triển để xem con bạn đã đạt “chuẩn” hay chưa đồng thời giúp bạn hình dung về những gì sắp diễn ra. Việc nắm rõ những mốc phát triển đó rất quan trọng, nhưng sự áp lực tiềm ẩn trong việc làm cha mẹ và nuôi dạy con cái không được đề cập kỹ lưỡng.
Hai áp lực chính: Nuôi dạy nên những đứa trẻ tốt và hạnh phúc, có thể khiến các bậc cha mẹ phát sinh những phương pháp nuôi con trái chiều, và rất nhập nhằng, vì đôi khi, điều khiến trẻ hạnh phúc lại không giúp chúng trở thành những người nhân ái và tốt bụng.
Áp lực chính trong việc làm cha mẹ là giúp con mình trở thành người tốt. Nhưng tại sao họ lại xem trọng điều đó? Và theo bạn như thế nào được coi là người “tốt”? Mỗi người đều có định nghĩa khác nhau, nhưng đều hiểu đại khái rằng người tốt là những người có tâm tính tốt và có biểu hiện của sự tử tế.
Đây là những đặc điểm giúp con cái chúng ta nên người và thành công, bởi vì sự tử tế sẽ giúp trẻ phát triển nhận thức xã hội và biết cảm thông với người khác. Việc có thể hiểu và quan tâm đến cảm xúc của người khác, đồng thời biết cách hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp cho các mối quan hệ được cải thiện, gia tǎng sự hài lòng trong cuộc sống nói chung và đạt được hạnh phúc dài lâu.
Cụ thể, những đứa trẻ có lòng trắc ẩn và biết thấu cảm sẽ phát triển thuận lợi, chúng thể hiện được các hành vi vì xã hội hơn, có lòng tự trọng cao hơn và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.
Bình luận