Theo Live Science, một bản đồ mới về những ngọn núi, thung lũng và hẻm núi ẩn dưới lớp băng của Nam Cực đã tiết lộ vùng đất sâu nhất trên Trái Đất và sẽ giúp dự báo băng tan trong tương lai.
Các lục địa phía nam đóng băng khá bằng phẳng và không có gì đặc biệt từ trên cao. Tuy nhiên, bên dưới khối băng có một lục địa cổ đại. Kết cấu này có vai trò quan trọng trong việc dự đoán cách thức và thời điểm băng sẽ tan. Ngoài ra, nó cũng cho thấy vùng băng nào dễ bị tổn thương nhất khi Trái Đất đang nóng lên.
Bản đồ mới của NASA có tên BedMachine Antarctica, kết hợp các phép đo chuyển động băng, địa chấn, radar và các điểm dữ liệu khác để tạo ra bức tranh chi tiết nhất về vùng đất dưới lớp băng ở Nam Cực.
Bản đồ mới của NASA. Ảnh: UCI. |
“Dùng BedMachine để phóng to các khu vực cụ thể ở Nam Cực, bạn tìm thấy những chi tiết cần thiết, chẳng hạn như va đập, băng bên dưới lớp băng có thể tăng tốc, làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn dòng chảy của sông băng”, Mathieu Morlighem, nhà khoa học Trái Đất tại Đại học California (Mỹ) cho biết.
Bản đồ mới của NASA công bố ngày 12/12 trên tạp chí Nature Geoscience, cho thấy các đặc điểm địa hình chưa từng được biết đến trước đây ở Nam Cực. Bản đồ còn thể hiện những dòng chảy của sông băng trên lục địa băng giá.
Băng tan ở Nam Cực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi Trái Đất ấm lên. Nếu tất cả băng của Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ dâng lên 60,9 mét. Sẽ mất một khoảng thời gian dài để băng ở Nam Cực tan chảy hết. Tuy nhiên, chỉ cần một phần nhỏ của lục địa này bị tan chảy, nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn cầu.
Bằng cách nghiên cứu lượng băng chảy qua một vùng hẹp, cụ thể được là máng Denman mỗi năm, các nhà nghiên cứu nhận ra nó phải sâu ít nhất 11.000 feet (3.500 mét) dưới mực nước biển để chứa lượng nước đóng băng. Khu vực này sâu hơn nhiều lần so với biển chết (sâu 432 mét dưới mực nước biển).
Các nhà khoa học cho rằng bản đồ này cung cấp nhiều thông tin mới và chính xác về các vùng băng của lục địa có nguy cơ trượt xuống đại dương trong những thập kỷ và thế kỷ tới.