Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vũ trụ đang chết dần

Các nhà khoa học nhận định vũ trụ đang “hấp hối” sau khi họ nghiên cứu năng lượng phát ra từ 200 thiên hà bằng kính thiên văn mạnh nhất.

Các ngôi sao trong vũ trụ đang cạn dần năng lượng. Ảnh: NASA

“Vũ trụ của chúng ta đã tồn tại 13,8 tỷ năm. Nó giống như con người bước sang tuổi xế chiều, ngồi xuống ghế sofa, kéo chăn và ngủ một giấc dài mãi mãi”, giáo sư Simon Driver, một chuyên gia của Đại học Western Australia, phát biểu.

Dựa vào dữ liệu từ các kính thiên văn mạnh nhất thế giới, khoảng 100 nhà khoa học đều khẳng định bức xạ vũ trụ giảm một nửa so với hai tỷ năm trước đây, trang web của Đài thiên văn Nam Âu đưa tin.

Vũ trụ chết không có nghĩa là nó sẽ biến mất. Nó vẫn tồn tại nhưng các ngôi sao hoặc thiên thể tạo ra ánh sáng và lửa sẽ nguội nhanh chóng, theo CNN.

“Sự chuyển đổi khối lượng thành năng lượng giảm dần sau hàng tỷ năm. Cuối cùng, vũ trụ trở thành một nơi tối tăm, lạnh lẽo và hoang vắng. Tuy nhiên, con người không nên quá lo lắng bởi thời kỳ này cách thời điểm hiện tại hàng tỷ năm nữa”, nhà thiên văn học Luke Davies, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Chúng ta đều biết vũ trụ hình thành từ Vụ nổ Lớn (Big Bang) và giải phóng lượng bức xạ lớn. Năng lượng của vũ trụ liên tục hình thành khi các ngôi sao hợp nhất các nguyên tố như hydro và helium với nhau.

Các nhà khoa học phát hiện sự già hóa của vũ trụ từ những năm cuối thập niên 90. Nghiên cứu mới nhất cho thấy vũ trụ đang "chết dần" bởi số vụ va chạm giữa các thiên thể ngày càng giảm, hoạt động ngoài không gian không mạnh như một thập kỷ trước và năng lượng bên trong các ngôi sao cạn kiệt dần.

Đại dương mới có thể xuất hiện trên địa cầu

Một khe nứt có chiều dài 56 km ở châu Phi có thể dẫn tới sự hình thành của đại dương mới trên trái đất trong tương lai, các nhà khoa học dự đoán.

Tống Hoa

Bạn có thể quan tâm