Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vũ trụ ẩn chứa các hành tinh có thể có sự sống như Trái Đất

Các nhà nghiên cứu cho biết con người đang ở trong kỷ nguyên vàng để khám phá các ngoại hành tinh với hy vọng một ngày không xa sẽ phát hiện sự sống ngoài Trái Đất.

Ngoại hành tinh là gì? Công cuộc tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể mở ra nhiều khả năng phát hiện sự sống ngoài Trái Đất.

Sáng 23/2, NASA công bố họ đã tìm thấy ít nhất 7 hành tinh kích thước như Trái Đất và ở cách 40 năm ánh sáng.

Việc phát hiện các hành tinh bên ngoài Hệ Mặt Trời này được xem là hiếm có vì các hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất và nhiệt độ không quá khắc nghiệt. Điều này có nghĩa những hành tinh mới có thể có nước dạng lỏng ở bề mặt, một dấu hiệu của sự sống.

Trước khi NASA có cuộc họp báo công bố thông tin này, quá trình tìm kiếm đáp án cho câu hỏi liệu chúng ta có cô độc trong vũ trụ đang có những bước tiến triển nhanh chóng nhờ nguồn lực tập trung cho việc nghiên cứu các ngoại hành tinh.

Làn sóng các ngoại hành tinh bắt đầu nổi lên trong khoảng 20 năm qua với những hành tinh đầu tiên được phát hiện ở dạng hành tinh khí khổng lồ giống với Sao Mộc.

Tuy nhiên, chỉ đến khi các nhà thiên văn học nhận thấy các hành tinh đá giống Trái Đất tồn tại phổ biến trong thiên hà, người ta mới hứng thú với ý tưởng Trái Đất không phải là một hành tinh độc đáo nếu xét về khối lượng hoặc nhiệt độ.

'Kỷ nguyên vàng' để khám phá ngoại hành tinh

2016 là năm tràn ngập những khám phá và phát hiện mới trong lĩnh vực thiên văn. Các nhà khoa học đã khám phá ra những hành tinh quay quanh 2 hoặc 3 ngôi sao.

Họ còn tìm thấy 3 ngoại hành tinh khổng lồ quay quanh cặp sao song sinh: một ngôi sao là sao chủ của 2 hành tinh, ngôi sao thứ 2 là sao chủ của hành tinh còn lại.

Tháng 5 năm ngoái là khoảng thời gian đánh dấu nhiều khám phá đặc biệt. Lần đầu tiên, các nhà khoa học khám phá ra 3 hành tinh giống với Trái Đất quay quanh một ngôi sao lùn siêu lạnh nằm ở hệ sao khác cách xa 40 năm ánh sáng.

su song ngoai Trai Dat anh 1
Nhiệm vụ Kepler đã phát hiện 1.284 hành tinh mới. Trong đó, 9 hành tinh nằm trong vùng có thể sinh sống được và gần 550 hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất. Ảnh: NASA.

Ngôi sao có tên TRAPPIST-1 không phải loại sao mà các nhà khoa học cho là có thể trở thành trung tâm của các hành tinh với nhiệt độ chỉ bằng một nửa và khối lượng bằng 1/10 Mặt Trời.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy bầu khí quyển của 2 trong số các hành tinh thuộc hệ sao này đặc hơn so với Trái Đất, Sao Kim và Sao Hỏa. Điều này giúp họ xác định được rằng 2 hành tinh được cấu tạo chủ yếu bởi vật chất rắn, một bằng chứng cho thấy nó có thể hỗ trợ sự sống.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố kính thiên văn Kepler đã khám phá ra 1.284 ngoại hành tinh.

Trong số các hành tinh mới được phát hiện, 9 hành tinh có quỹ đạo nằm trong vùng có thể sinh sống của sao chủ và gần 550 hành tinh có khả năng là các hành tinh đá với kích thước tương đương Trái Đất.

Vài tháng sau, NASA cho biết sứ mệnh K2 của Kepler đã phát hiện thêm 104 ngoại hành tinh nữa. 4 hành tinh lớn hơn Trái Đất từ 20 đến 50% và có khả năng là hành tinh đá. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng có tiềm năng hỗ trợ sự sống.

Các nhà khoa học đã loại bỏ 2 trong số 4 hành tinh này vì nhiệt độ của chúng quá cao. Tuy nhiên, 2 hành tinh còn lại, K2-72c và K2-72e, nằm trong "vùng có thể sinh sống" thuận lợi của ngôi sao chủ, nơi chất lỏng có thể tích tụ trên bề mặt và hỗ trợ sự sống.

Ngôi sao lùn đỏ của 4 hành tinh này nguội hơn và chỉ bằng một nửa kích thước Mặt Trời. Bởi vậy, dù nằm gần sao chủ, các hành tinh này vẫn ở trong khu vực có thể hỗ trợ sự sống.

Khả năng phát hiện sự sống ngoài Trái Đất

Tháng 8 năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của hành tinh đá có tên Proxima b quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần nhất với Mặt Trời của chúng ta.

Sứ mệnh Kepler sẽ kết thúc vào tháng 10 năm nay. Từ giờ cho đến lúc đó là khoảng thời gian để nhóm nghiên cứu hoàn thành công việc tổng hợp, thống kế dữ liệu và ghi nhận những kết quả đã đạt được làm kinh nghiệm để cộng đồng khoa học sử dụng trong tương lai. 

Nhiệm vụ K2, được khởi động vào năm 2014, là sự mở rộng di sản của Kepler đến những vùng trời mới và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Sứ mệnh này còn đủ "nhiên liệu" để tiếp tục cho đến mùa hè năm sau.

Nó đang giúp thu hẹp khoảng cách giữa Kepler và Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS), đồng thời xác định mục tiêu quan sát cho kính viễn vọng không gian James Webb.

su song ngoai Trai Dat anh 2
Hình ảnh minh họa 2 ngoại hành tinh TRAPPIST-1b và 1c lướt qua ngôi sao lùn đỏ cho phép kính viễn vọng Hubble quan sát khí quyển của chúng. Ảnh: NASA

 

TESS và James Webb là những nhiệm vụ không gian sẽ tiếp tục sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất trong năm 2017 và 2018.

TESS sẽ sử dụng phương pháp tương tự Kepler để quan sát các hành tinh khi chúng lướt qua ngôi sao chủ.

Tuy nhiên, trong khi Kepler chỉ nhắm vào một phần bầu trời để tìm kiếm những ngôi sao xa hơn trong thời gian dài hơn, TESS sẽ quan sát toàn bộ bầu trời, tập trung vào những ngôi sao sáng nhất và gần nhất so với sao chủ trong mỗi 30 ngày.

Kính thiên văn vũ trụ James Webb có khả năng quan sát các ngoại hành tinh lớn và phát hiện ánh sáng mà các ngôi sao tỏa ra xung quanh. Điều này cho phép các nhà khoa học xác định thành phần khí quyển, phân tích các loại khí có thể tạo ra hệ sinh thái.

Kính viễn vọng không gian James Webb có thể quan sát một số chi tiết của các mục tiêu do K2 phát hiện. Đồng thời, nó cũng có khả năng tập trung vào ít nhất 10 ngoại hành tinh để quan sát tỉ mỉ nhất.

Trong vòng một thập kỷ tới, kính thiên văn góc rộng WFIRST của NASA sẽ có thể lần đầu tiên ghi lại hình ảnh các hành tinh này.

Theo ước tính, số ngoại hành tinh ngoài thiên hà mà chúng ta có thể nghiên cứu và khám phá lên tới hàng chục tỷ nếu xét đến các hành tinh có thể sinh sống được cỡ Trái Đất.

Trong tương lai, NASA muốn nâng cao hiểu biết từ các vùng sinh sống được tới các môi trường sinh sống được và xa hơn là các thế giới có sự sống ngoài Trái Đất.

Phát hiện 7 hành tinh giống hệt Trái đất có thể có sự sống Ngày 22/2, NASA cho biết cơ quan này phát hiện một hệ sao chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng với 7 hành tinh nhiều khả năng có sự sống.

Phát hiện 7 hành tinh to bằng Trái Đất có thể có sự sống

Sáng 23/2, NASA công bố một phát hiện chấn động khi cho biết họ tìm thấy ít nhất 7 hành tinh kích thước như Trái Đất và ở cách 40 năm ánh sáng.

Tiểu hành tinh lớn hơn nhà 102 tầng có thể đâm vào Trái Đất

NASA mới đây cảnh báo một tiểu hành tinh có hình dạng giống như hạt đậu với kích thước lớn hơn tòa nhà Empire State nổi tiếng ở New York có thể đâm vào Trái Đất.

Tuyết Mai (Theo CNN)

Bạn có thể quan tâm