Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ phá rừng lớn nhất Đắk Lắk: Lãnh đạo xã tự nhận hình thức cách chức

Liên quan đến trách nhiệm trong vụ để xảy ra phá rừng trên diện tích hơn 382 ha ở Đắk Lắk, Chủ tịch UBND xã tự nhận hình thức cách chức.

Ngày 25/5, ông Đặng Công Tạo, Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, cho biết tập thể UBND xã đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc rừng tự nhiên được giao quản lý nhưng bị phá thời gian qua.

pha rung o dak lak anh 1

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk kiểm tra hiện trường phá rừng quy mô lớn nhất tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, năm 2020, xã này được UBND huyện Ea Súp giao quản lý hơn 953 ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu 205. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép Công ty TNHH Đất Vàng Ban Mê khảo sát lập dự án.

Trong lúc doanh nghiệp này đang khảo sát lập dự án thì xảy ra vụ phá rừng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định có hơn 382 ha rừng bị phá thuộc tiểu khu 205 (do UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý) và tiểu khu 222 (do Công ty TNHH Đức Tâm quản lý).

Theo ông Tạo, khi tập thể tổ chức họp, ông tự nhận hình thức kỷ luật là cách chức. Tuy nhiên, tập thể thống nhất ông Tạo và ông Vũ Văn Quảng, Phó chủ tịch xã, cùng hình thức kỷ luật là cảnh cáo.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, vào cuối tháng 3, các đối tượng đã đưa phương tiện, máy móc vào phá rừng. Tiếng cưa máy ầm ĩ suốt thời gian dài nhưng lực lượng chức năng địa phương cho hay không biết.

Vào cuộc điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố, bắt tạm giam 28 đối tượng để điều tra về hành vi Hủy hoại rừng. Được biết, những người phá rừng phần lớn là người dân trước đó đã nhận giao khoán rừng. Khi nghe tin tỉnh sắp giao đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án đã kéo nhau vào phá rừng, chiếm đất.

Hơn 74 ha rừng ở Đắk Lắk bị 'cạo trọc' để chiếm đất sản xuất

Tổng diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 74,6 ha, trạng thái là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh trung bình, nghèo kiệt và lồ ô thuộc quy hoạch rừng sản xuất.

Biết lâm tặc phá rừng, địa phương vẫn bó tay

Dù biết chuyện, các cơ quan chức năng địa phương vẫn không có biện pháp ngăn chặn lâm tặc đốn hạ gần 400 ha rừng ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk).

https://nld.com.vn/thoi-su/vu-pha-rung-lon-nhat-tinh-dak-lak-lanh-dao-xa-tu-nhan-hinh-thuc-cach-chuc-20220525155334459.htm

Theo C.Nguyên/Người lao động

Bạn có thể quan tâm