Ngày 3/9, Vũ Luân lên tiếng về việc anh rút khỏi vai trò giám khảo của Chuông vàng vọng cổ 2024. Cụ thể, nghệ sĩ cho biết anh vướng lịch trình công việc trong tháng 9 nên không thể đồng hành cùng các thí sinh. Vì thế, Vũ Luân đã chủ động xin ban tổ chức rút khỏi vị trí giám khảo.
"Nếu trong tháng 10, tôi rảnh hơn thì sẽ tham gia. Còn trong tháng 9, tôi đã nhờ nghệ sĩ Kim Phương rất rành về cải lương, tham gia và chỉ cho các bạn thí sinh cách ca hay, tự tin nhất cho đêm chung kết. Tôi rút vì sợ không hoàn thành trách nhiệm với các thí sinh", nghệ sĩ chia sẻ.
Theo Vũ Luân, thông tin anh bị gạch tên khỏi Chuông vàng vọng cổ vì ồn ào là sai.
Vũ Luân phủ nhận việc bị ban tổ chức gạch tên khỏi cuộc thi Chuông vàng vọng cổ vì ồn ào. |
"Ở vòng chung kết, tôi chỉ huấn luyện chứ không chấm thi. Vì việc chấm thi đã có 3 nghệ sĩ tài danh là Thanh Nam, Thoại Mỹ, Trọng Phúc", anh cho biết.
Trước đó, vào cuối tháng 8, ban tổ chức Chuông vàng vọng cổ cũng xác nhận thông tin làm việc với Vũ Luân và nghệ sĩ đồng ý rút khỏi vị trí giám khảo vòng tuyển chọn cuộc thi.
Vũ Luân vướng ồn ào sau buổi livestream với Phương Lê. Tại buổi livestream, Phương Lê "chế lời" Quốc ca khiến cộng đồng mạng phẫn nộ, chỉ trích.
Phương Lê sau đó lên tiếng xin lỗi trên trang cá nhân. Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã có buổi làm việc và xử phạt vi phạm hành chính đối với Phương Lê về hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông còn xử phạt Phương Lê về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Sách tham khảo: Cải lương Sài Gòn 1955-1975, một công trình biên khảo được những người làm sân khấu tâm tư và nỗ lực thực hiện trong suốt 4 năm qua. Nội dung sách biên khảo được tiếp cận từ góc độ khoa học liên ngành lịch sử, nghệ thuật sân khấu, lý luận văn học, văn hóa học… với cách thao tác căn cứ vào tài liệu được người đương thời ghi lại; những bài viết tham luận từ các cuộc tọa đàm, hội thảo; các phát biểu ghi âm từ các tác giả, soạn giả, đạo diễn, nghệ sĩ, nhà báo, nhà lý luận phê bình và các nhà quản lý - có vốn sống, vốn nghề, nhiều kinh nghiệm, trong sáng tác, kể chuyện, trong biểu diễn và ca hát.