Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký ức khó quên về 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết

Trong hai tiếng diễn ra cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết, các nhân chứng lịch sử kể lại những câu chuyện xúc động về một giai đoạn khó quên của dân tộc.

Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) tổ chức ở 3 điểm cầu: Khu Tượng đài Anh hùng Liệt sĩ Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (TP Thủ Đức, TP.HCM ); Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP Sầm Sơn (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) và Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Chủ đề của cầu truyền hình mang tên "Niềm tin và khát vọng" diễn ra trong 140 phút với 3 chương: Đi vinh quang - ở anh dũng; Đồng bào - nghĩa nặng tình sâu và Hành trình tiếp nối.

cau truyen hinh,  70 nam hiep dinh,  Geneve,  chuyen tau tap ket anh 1

Cầu truyền hình 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết diễn ra tại TP.HCM, Đồng Tháp và Thanh Hóa. Ảnh: BĐT.

Tại mỗi điểm cầu, chương trình diễn ra trong không khí trang trọng, thiêng liêng. Ngoài những tiết mục văn nghệ đặc sắc, chương trình còn phát các phóng sự, tư liệu về giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc: Dấu son lịch sử và niềm khát khao thống nhất; Ký ức một hành trình; Hậu phương lớn nghĩa nặng tình sâu; Miền Nam trong trái tim Người; Những người con miền Nam trên đất Bắc; Những bức thư vượt giới tuyến; Hạt giống đỏ cho ngày thống nhất và Nối mãi một hành trình...

Trong khuôn khổ cầu truyền hình, các nhân chứng lịch sử là nhà giáo, nhà văn, nhà khoa học đã kể lại các câu chuyện, ký ức xúc động động về giai đoạn tập kết ra Bắc, được người dân ở đây nuôi dưỡng và dạy dỗ.

cau truyen hinh,  70 nam hiep dinh,  Geneve,  chuyen tau tap ket anh 2

Tại Thanh Hóa, chương trình diễn ra ở Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 ở TP Sầm Sơn. Ảnh: BTH.

Bà Lê Minh Ngọc, nguyên phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nhớ lại khoảnh khắc được gặp Bác Hồ vào năm 1959 khi ra Bắc tập kết. Khi ấy, bà Ngọc mới 15 tuổi và lần đầu được vào phủ Chủ tịch.

"Trong buổi tối xem văn nghệ, tôi được ngồi cạnh Bác. Bác xoa đầu, ân cần hỏi thăm, dặn dò. Khi đó, Bác hỏi tôi: 'Cháu ở miền Nam ra, nhớ nhà lắm phải không? Nhớ má, nhớ miền Nam thì phải tu dưỡng cho tốt, sau này về miền Nam để phục vụ'. Những câu nói của Bác khiến bản thân tôi xúc động. Tôi càng ý thức phải phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện về sau", Bà Lê Minh Ngọc chia sẻ.

Ở cuối chương trình, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III - Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) đã trao hồ sơ, kỷ vật của cán bộ "đi B" cho gia đình. Tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp, ông Trần Minh Lý - Phó Giám đốc Sở Nội vụ đã trao kỷ vật "đi B" của liệt sĩ Hồ Hữu Hy cho bà Hồ Thanh Thủy (con gái liệt sĩ).

Tại TP.HCM, bà Trần Việt Hoa, giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, trao lại kỷ vật cho gia đình của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền.

Tủ sách Nghệ thuật - Giải trí giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp giải trí và các bộ môn nghệ thuật đại chúng tiêu biểu. Ngoài ra, tủ sách cũng đề xuất loạt tác phẩm đáng đọc về các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, giúp độc giả hiểu hơn và biết thêm về những câu chuyện hậu trường, chưa từng được tiết lộ.

Bài liên quan

An Anh

Bạn có thể quan tâm