Vũ khí hầm hố của cường quốc quân sự số 1 thế giới
Dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng Mỹ vẫn là siêu cường số một thế giới với sức mạnh quân sự "thiên hạ vô địch".
Quân đội Mỹ sở hữu dàn vũ khí khủng nhất thế giới với các trang thiết bị vô cùng tinh vi, hiện đại. Các loại vũ khí này là niềm mơ ước của hầu hết quân đội các nước trên thế giới.
1. Chim ưng biển V-22 Osprey
Chim ưng biển V-22 Osprey. |
V-22 Osprey là sản phẩm trực thăng hoàn hảo của Mỹ, kết hợp những chức năng của máy bay trực thăng và máy bay phản lực với tầm hoạt động rộng, tốc độ cao và khả năng vận hành linh hoạt. Nhờ trang bị 2 động cơ АЕ1107С Liberty có tổng công suất 6.150 mã lực, V-22 có khả năng đạt tốc độ bay tối đa tới 510 km/giờ ở chế độ máy bay, 184 km/giờ ở chế độ trực thăng, và có thể bay lên tới độ cao 7 km. Ngoài ra, V-22 còn có có thể chuyển đổi chế độ bay từ trực thăng sang máy bay phản lực cánh quạt của V-22 trong khoảng 16 giây.
V-22 có cảm biến báo động cho phi công nhận diện bất cứ mối đe dọa nào đang tới, và cho phép họ đáp trả từ khoang lái. Không những thế, V-22 còn được trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử hỗ trợ phi công, từ bản đồ màu kỹ thuật số, va li chiến tranh để nhận diện tên lửa đối phương cho đến hệ thống radar, tia laser...
2. Đại bác Ngày tận thế
Đại bác Ngày tận thế. |
Đây là vũ khí sử dụng năng lượng điện tử thay vì bột thuốc súng để phá hủy mục tiêu bằng động năng thay vì bằng chất nổ. Đại bác này hoạt động bằng cách gửi đi những dòng điện tạo ra lực từ trường đủ mạnh để bắn đạn với tốc độ cao hơn so với những loại sử dụng thuốc súng. Với tầm bắn từ 320-400 km, vũ khí này cho phép những con tàu bắn sâu vào lãnh thổ của quân địch trong khi vẫn có thể đậu ở nơi an toàn. Hải quân Mỹ hiện đang thử nghiệm và hy vọng sẽ sử dụng nó vào năm 2018.
3. Hệ thống phòng thủ tên lửa
Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại của Mỹ. |
Sinh ra từ kế hoạch phòng thủ Chiến tranh giữa các vì sao của cựu Tổng thống Ronald Reagan, hệ thống Aegis - sự kết hợp giữa công nghệ radar phức tạp với các tên lửa được đặt trên tàu - được thiết kế nhằm ngăn chặn và phá hủy các tên lửa đạn đạo.
4. Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5. |
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là dự án vũ khí tốn kém nhất trong lịch sử quân đội Mỹ. Được thiết kế với khả năng tàng hình có thể tránh bị radar đối phương phát hiện, F-35 được kỳ vọng sẽ là chiến đấu cơ chủ lực của quân đội Mỹ trong tương lai. Tuy nhiên, dự án phát triển loại chiến đấu cơ này đang chậm hơn 7 năm so với dự kiến. Lầu Năm Góc ước tính chi phí phát triển và sản xuất 2.443 chiếc F-35 sẽ tốn khoảng 331.9 tỷ USD cho máy bay và khoảng 63,9 tỷ USD cho động cơ, tăng lên rất nhiều so với chi phí ước tính năm 2011, thời điểm mà Bộ Quốc phòng Mỹ ký hợp đồng với tập đoàn Lockheed Martin.
5. Tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow
Tên lửa RIM-162 Evolved Sea Sparrow. |
RIM-162 Evolved Sea Sparrow là loại tên lửa sẽ được sử dụng để bảo vệ tàu sân bay Ford trước nguy cơ bị tấn công bởi các loại tên lửa hay máy bay của đối phương.
6. Robot chiến đấu
Robot chiến đấu. |
Để tránh thương vong cho binh lính, quân đội Mỹ đang đặt hàng để tạo ra Hệ thống robot trang bị vũ khí tối thân (MAARS), có thể mở cửa, đặt chất nổ hoặc loại bỏ các vật thể. Ngoài ra, MAARS còn được trang bị súng ngắn M24b và khả năng phát hiện nơi bắn súng đến để có thể bắn trả. Thiết bị này có tầm nhìn 360 độ, giao tiếp 2 chiều, được trang bị tia laser và hoạt động được cả vào ban đêm.
7. Robot mang vác quân dụng
Robot mang vác quân dụng. |
Núi non hiểm trở gây khó khăn đối với binh lính, thậm chí cả khi họ không phải chiến đấu. Trung bình một người lính ở Iraq và Afghanistan phải vác tới 50-60 kg. Để giải quyết vấn đề này, Mỹ đã tạo ra hệ thống hỗ trợ có chân (LS3) nhằm giúp mang những thiết bị chiến đấu ở những nơi địa hình mà xe quân sự không thể di chuyển được. Robot này có thể mang gần 180 kg, đi được 32 km và mỗi lần có thể đi trong 24 giờ.
8. Tàu khu trục DDG-51.
Tàu khu trục DDG-51. |
DDG-51 là tàu khu trục tên lửa Aegis, được trang trang bị tên lửa dẫn đường hàng đầu của Hải quân Mỹ. Chiến hạm đa nhiệm này sử dụng hệ thống vũ khí Aegis, bao gồm tên lửa hành trình Tomahawk có thể bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.600 km và tên lửa hạm đối không Sparrow.
9. Tàu ngầm hạt nhân SSN-774 lớp Virginia
Tàu ngầm hạt nhân SSN-774 lớp Virginia. |
SSN-774 là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm của Hải quân mỹ. Tàu ngầm này có thể chiều dài là 115 m, có thể di chuyển với vận tốc tối đa 40 km/giờ, có chi phí lên tới 2,5 tỷ USD.
10. Tàu sân bay lớp Nimitz
Tàu sân bay lớp Nimitz. |
Tàu sân bay lớp Nimitz được đánh giá là tàu chiến lớn nhất thế giới hiện nay và cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới với lượng choán nước vượt 100.000 tấn, dài hơn 330 m, tốc độ trên 30 hải lý/giờ. Loại tàu sân bay lớp này có thể mang theo tối đa gần 100 máy bay, trong điều kiện bình thường mang theo 60-70 máy bay và trực thăng.
11. Tàu sân bay USS George Washington
Tàu sân bay USS George Washington. |
Ưu thế lớn nhất của tàu sân bay USS George Washington là có thể hoạt động dài ngày trên biển mà không phải tiếp dầu, tăng cường rất lớn tính cơ động. Với chiều dài 333 m, nơi rộng nhất đạt 78 m và 74 m chiều cao, USS George Washington có sức chứa 80 chiến đấu cơ các loại. Kích thước mặt sàn của USS George Washington đạt 18.000 m2 trong khi thang máy vận chuyển phi cơ có chiều rộng 360 m2. Với trọng tải chiến đấu thông thường, USS George Washington có độ giãn nước đạt 99.000 tấn cùng sức chứa 3.250 thuyền viên.
12. Tàu USS Independence
Tàu USS Independence. |
Con tàu 3 thân trông đặc biệt này được thiết kế nhằm sử dụng trong vùng nước nông gần bờ. Thân tàu Independence dựa vào một chiếc xuồng cao tốc đang hoạt động ở Đại Tây Dương. Tàu có khả năng thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, từ loại bỏ mìn tới tham chiến trên mặt biển. Nó có thể chở các trực thăng, máy bay không người lái và tới 40 chiếc xe quân sự Humvee.
13. Máy bay không người lái X-47B
Máy bay không người lái X-47B. |
Mang những nét đột phá về công nghệ và thiết kế, máy bay không người lái (UAV) X-47B được xem là đặc biệt quan trọng trong chương trình UAV Mỹ bởi khả năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay, cho phép nó hoạt động trên phạm vi toàn cầu mà không cần sự chấp thuận của các quốc gia khác để thiết lập các căn cứ cất và hạ cánh cho máy bay không người lái.
Thanh Hương
Theo Infonet