Vụ bắt giữ giám đốc tài chính (CFO) Huawei Mạnh Vãn Châu là dấu hiệu ban đầu cho thấy nguy cơ mà các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt khi lực lượng thực thi pháp luật Mỹ bắt đầu nhắm vào các cá nhân tại các công ty vi phạm lệnh trừng phạt.
Theo SCMP, sự việc gây tranh cãi ngày càng được nhiều người tại Trung Quốc xem là vụ "bắt cóc chính trị" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông có thể can thiệp để giúp Washington đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Đối với các lãnh đạo tập đoàn nước ngoài đang làm ăn với những nước nằm trong "danh sách đen", đây có thể là dấu hiệu cho những gì sắp xảy ra.
Với sự thù địch ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington, vụ việc khiến chính phủ Trung Quốc nổi giận cũng như làm xấu đi quan hệ giữa nước này với Canada. Đây là kết quả từ việc chuyển trọng tâm của bộ Tư pháp Mỹ, nơi tập trung điều tra những lãnh đạo của các công ty vi phạm luật pháp Mỹ.
Bà Mạnh Vãn Châu sau khi được tòa Canada cho tại ngoại hôm 11/12. Ảnh: CTV/AFP. |
Nhắm vào cá nhân
Bà Mạnh bị bắt tại Canada hôm 1/12 theo đề nghị của tòa án ở New York với cáo buộc gian lận liên quan tới việc Huawei được cho là vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran. Bà đã được bảo lãnh tại ngoại với số tiền tương đương 7,5 triệu USD.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein hôm 29/11 nói rằng theo Luật Thực tiễn Tham nhũng Nước ngoài sửa đổi, "việc theo dõi các cá nhân có hành động sai trái sẽ là ưu tiên hàng đầu trong mọi cuộc điều tra doanh nghiệp".
"Biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhất với các hành vi phạm tội của doanh nghiệp là xác định và trừng phạt người phạm tội. Vì vậy chúng tôi đã xem xét lại chính sách để làm rõ rằng... một quyết định của doanh nghiệp không nên bảo vệ cá nhân trước trách nhiệm hình sự", ông Rosenstein nói.
Ông cho hay Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hơn 30 cá nhân và kết tội 19 người trong năm qua, sau khi xem xét lại chính sách về trách nhiệm cá nhân trong các vụ liên quan đến doanh nghiệp.
Trước đó, Mỹ đã nhắm vào các công ty vi phạm các lệnh cấm vận, phạt tiền nặng với một loạt ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, việc Mỹ nhắm vào các công dân nước ngoài bằng quyền lực của mình có thể đưa đến những nguy cơ mới, theo giới phân tích.
Jeffrey Sachs, giáo sư tại Đại học Columbia, viết trên Project Syndicate rằng mặc dù các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái của công ty, "việc bắt đầu thực tiễn này với một doanh nhân hàng đầu của Trung Quốc, thay vì hàng tá CEO và CFO phạm tội của Mỹ, là sự khiêu khích nghiêm trọng với chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và công chúng Trung Quốc".
Ông Sachs nói nhiều ngân hàng, bao gồm các ngân hàng Mỹ như JP Morgan Chase, đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, nhưng không có CEO hay CFO nào bị tống giam.
"Ai đó đều có thể nói, không cần thổi phổng, rằng vụ này (bắt giữ bà Mạnh) là một phần của cuộc chiến kinh tế với Trung Quốc, và đó là một hành động khinh suất", ông viết.
Ký họa bà Mạnh Vãn Châu (áo xanh) trao đổi với luật sư tại tòa án ở Vancouver, Canada. Ảnh: AP. |
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters tại Nhà Trắng hôm 11/12, ông Trump nói có thể can thiệp vào vụ bà Mạnh để giúp đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hoặc phục vụ các lợi ích an ninh khác của Mỹ.
"Nếu tôi nhận thấy điều này (can thiệp) tốt cho đất nước, nếu tôi nghĩ điều này tốt cho ưu tiên quan trọng là thỏa thuận thương mại, có lẽ sẽ lớn nhất từ trước đến nay, và tốt cho an ninh quốc gia, tôi chắc chắn sẽ can thiệp nếu thấy cần thiết", ông nói.
Ông cho biết thêm rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa gọi cho ông để thảo luận về vụ việc nhưng nói Nhà Trắng đã liên lạc với cả Bộ Tư pháp Mỹ lẫn các quan chức Trung Quốc.
"Bắt cóc tống tiền"
Ông Mai Tân Dục, nhà nghiên cứu tại Viện Thương mại Quốc tế và Hợp tác Kinh tế Trung Quốc, cơ quan tư vấn chính sách thuộc Bộ Thương mại nước này, nói những phát biểu của ông Trump có thể được hiểu là "gián tiếp thừa nhận" việc bắt cóc bà Mạnh.
"Đây không phải là lời tự thú rằng ông ấy (Trump) đã chỉ đạo vụ bắt cóc và giờ đang tống tiền (Trung Quốc) sao?", ông Mai viết.
Vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, đã khiến Bắc Kinh tức tối. Bà bị bắt khi đang quá cảnh tại Vancouver trên đường từ Hong Kong đến Mexico. Trước đó, Mỹ đã ra lệnh bắt giữ bà vì tình nghi vi phạm các lệnh trừng phạt của nước này.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu tập đại sứ Canada và Mỹ để bày tỏ sự "phản đối mạnh mẽ" đối với vụ bắt giữ và yêu cầu Canada lập tức thả bà Mạnh, nếu không sẽ phải đối mặt với những "hậu quả nghiêm trọng".
Bà Mạnh Vãn Châu (góc phải) vẫy tay chào khách đến thăm tại ngôi nhà của bà ở Vancouver hôm 12/12 sau khi được tại ngoại. Ảnh: AP. |
Truyền thông nhà nước và giới nghiên cứu Trung Quốc đa phần mô tả vụ việc là âm mưu của Washington nhằm phá hoại việc phát triển công nghệ 5G của Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn thứ nhất thế giới, cũng như sâu xa hơn là để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
"Washington không nên âm mưu dùng luật trong nước làm sự hỗ trợ chiến lược cho cuộc cạnh tranh thương mại và ngoại giao toàn cầu. Không nghi ngờ gì về việc hành động của Mỹ mang tính chính trị, vì lớp vỏ công lý mỏng manh không thể che đậy động cơ chính trị", Global Times (Hoàn cầu Thời báo) viết trong một bài xã luận hôm 11/12.
Khi bà Mạnh được tại ngoại hôm 11/12, bà phải đeo vòng định vị GPS ở mắt cá chân, chịu sự giám sát 24/24 của một công ty an ninh tư nhân và giao nộp hộ chiếu Hong Kong và Trung Quốc.
Bà