Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ 40 nhân tài Đà Nẵng xin nghỉ việc: Sẽ có đề án để công chức yên tâm

Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, cho biết tới đây sẽ giao các đơn vị xây dựng đề án để cán bộ, công chức cống hiến qua vụ 40 nhân tài ở Đà Nẵng xin nghỉ việc.

Ngày 23/5, bên hành lang Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính chia sẻ với báo chí về chính sách đãi ngộ nhân tài vào cơ quan Nhà nước làm việc.

Mới đây, Đà Nẵng có 40 người xin thôi việc để tìm công việc khác hoặc do sức khỏe không tốt. Trong đó, một số học viên phải bồi hoàn kinh phí đào tạo do chưa đủ thời gian cống hiến 7 năm như cam kết.

Ông Phạm Minh Chính cho biết thời gian tới sẽ giao cho Ban Tổ chức, Bộ Nội vụ và Ban công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng đề án theo hướng để cán bộ, công chức yên tâm cống hiến cho sự nghiệp chung.

40 nhan tai Da Nang xin nghi viec anh 1
Ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức quá thấp, không đáp ứng điều kiện sống, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho hay vấn đề này được giải quyết trong Nghị quyết cải cách về tiền lương.

Liên quan việc này, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định yếu tố quan trọng nhất trong việc trọng dụng nhân tài là dùng đúng người, đúng việc và trả lương cho họ một cách hợp lý.

Theo đại biểu Quốc, nhiều nơi thì nhân tài chỉ là ở vấn đề bằng cấp. Có nơi rất nhiều tiến sĩ, nhưng không rõ nhu cầu dùng họ làm việc gì để phát huy hết năng lực. "Tôi cho rằng quan trọng nhất chính là sử dụng nguồn nhân lực phù hợp, cộng với chế độ đãi ngộ tương xứng", ông nói.

40 nhan tai Da Nang xin nghi viec anh 2
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội. Ảnh: Hoàng Hà.

Đối với vụ việc ở Đà Nẵng, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho rằng các cơ quan chức năng cần phải phân tích kỹ bản chất vấn đề, chứ không nên nhìn hiện tượng rồi vội vã kết luận.

"Đà Nẵng đang diễn ra khủng hoảng, trong đó có cả khủng hoảng lòng tin của người dân. Chúng ta muốn có đội ngũ nhân lực tốt, các cơ quan Nhà nước cũng phải thay đổi hàng loạt chính sách cho phù hợp. Các cơ quan Nhà nước mất nhân lực thì đương nhiên nếu không tạo ra được sự cạnh tranh tích cực", nhà sử học nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội lo nhà đầu tư chiến lược có thể chi phối đặc khu

Đại biểu Võ Thị Như Hoa nói trao quyền cho nhà đầu tư chiến lược mà không giới hạn có thể khiến các đơn vị này chi phối việc hoạch định chính sách, chiến lược phát triển đặc khu.





Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm