Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vốn hóa các ông lớn ngành thép 'bốc hơi' 100.000 tỷ đồng

Cổ đông ngành thép chứng kiến tài sản bốc hơi nhanh khi vốn hóa mất hơn 4 tỷ USD, triển vọng và kết quả kinh doanh đang dần phản ánh các tín hiệu tiêu cực.

Những lo ngại về chu kỳ kinh doanh đi xuống của ngành thép đang dần phản ánh lên cổ phiếu doanh nghiệp. Đà bán quyết liệt khiến tài khoản nhà đầu tư lao dốc dữ dội, vốn hóa các doanh nghiệp cũng sụt giảm hàng tỷ USD.

Câu chuyện ngành thép xoay chiều kể từ khi lãnh đạo tập đoàn thép đầu ngành có một số nhận định không mấy lạc quan về hoạt động kinh doanh từ quý II trở đi, nhà đầu tư bắt đầu nhìn nhận lại định giá các doanh nghiệp thép.

Hơn 100.000 tỷ đồng bốc hơi

Dẫn đầu cho đà lao dốc của ngành thép là Tập đoàn Hòa Phát khi cổ phiếu HPG về 22.600 đồng, tức giảm gần 36% so với thời điểm đầu năm. Giá trị vốn hóa theo đó bốc hơi hơn 72.800 tỷ về mức 131.400 tỷ đồng như hiện tại.

Đương nhiên cổ đông lớn tại tập đoàn này đau xót nhất khi cổ phiếu rớt sâu. Riêng chủ tịch HĐQT Trần Đình Long - người sở hữu trực tiếp gần 1,52 tỷ cổ phiếu HPG - ghi nhận giá trị cổ phiếu giảm hơn 18.850 tỷ đồng (chưa tính cổ tức tiền mặt nhận được).

VỐN HÓA TOP 10 CÔNG TY THÉP LỚN NHẤT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

NhãnHòa PhátHoa SenVNSteelNam KimTiscoPominaĐại Thiên LộcSMCThép Tiến LênThép Việt Đức
Cuối 2021 Tỷ đồng 20421518642113238206369240812728251020831840
Ngày 18/7
1314148848569550812556195015761378952771

Một tập đoàn khác cũng chìm trong diễn biến tiêu cực là Hoa Sen với giá cổ phiếu HSG hiện chỉ còn 17.750 đồng, tương đương giá trị vốn hóa khoảng 8.850 tỷ đồng. Như vậy, cổ đông doanh nghiệp mất tổng cộng 9.800 tỷ đồng kể từ đầu năm.

Một số doanh nghiệp thép khác lao dốc với giá trị lớn khác đáng kể như Thép Việt Nam (TVN) mất hơn 5.600 tỷ đồng vốn hóa, Nam Kim (NKG) bốc hơi 3.100 tỷ, Pomina giảm hơn 2.100 tỷ. Hay Tisco, Đại Thiên Lộc, SMC, Thép Tiến Lên và Thép Việt Đức (VGS) đều ghi nhận vốn hóa bay hơi hơn nghìn tỷ đồng.

Trong tổng số 17 doanh nghiệp thép có giá trị vốn hóa từ 100 tỷ đồng trở lên thì chỉ duy nhất mã VCA của Thép Vicasa đi ngược chiều tăng giá lên 15.000 đồng, tương ứng vốn hóa tăng nhẹ lên mốc 228 tỷ đồng.

Trong khi đó, vốn hóa các doanh nghiệp còn lại trong nhóm này đều bốc hơi dữ dội tổng cộng hơn 100.000 tỷ đồng (hơn 4,2 tỷ USD). Các cổ phiếu thép khác có quy mô khá nhỏ, thanh khoản thấp và không có tác động đáng kể đến xu hướng chung.

Giá thép giảm lần thứ 9

Cổ phiếu ngành thép lao dốc bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường chứng khoán chung thì còn có những quan ngại về triển vọng thị trường tiêu thụ ở mức thấp và chi phí sản xuất đầu vào tăng cao.

Đối với yếu tố vĩ mô quốc tế, xung đột Nga - Ukraine khiến giá giá than luyện coke (nguyên liệu chính cho sản xuất thép) tăng đột biến trong khi nhu cầu của Trung Quốc (quốc giá tiêu thụ thép lớn) giảm mạnh do các vấn đề về phong tỏa. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại EU giảm khoảng 35% và tại Trung Quốc cũng sụt 15-20% do ít hoạt động xây dựng hơn.

Với thị trường nội địa, giá tiêu thụ cũng không nằm ngoài xu hướng trên khi thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm giá 9 lần liên tiếp trong hơn 2 tháng qua với tổng mức giảm đến hơn 3,3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép.

Nganh thep,  Hoa Phat,  von hoa anh 1

Giá thép trong nước đã có đợt điều chỉnh giảm giá lần thứ 9. Ảnh: Hoàng Hà.

Chẳng hạn trong đợt mới nhất 17/7, Hòa Phát điều chỉnh giảm 250.000 đồng/tấn và 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 15,99 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.

Hay Thép Việt Ý mới hạ sản phẩm CB240 thêm 250.000 đồng/tấn xuống còn 15,91 triệu đồng/tấn. Cùng loại CB240 thì Thép Việt Đức giảm 200.000 đồng/tấn và Thép Kyoei giảm 150.000 đồng/tấn.

SSI Research đánh giá sản lượng thép xuất khẩu vẫn ổn định trong quý II, nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong các quý tới do nhu cầu chậm lại trước lo ngại giá thép giảm và các biện pháp bảo hộ từ các thị trường xuất khẩu.

Nhu cầu thép trong nước 5 tháng đầu năm giảm khoảng 6% so với cùng kỳ 2021. Riêng tháng 4 và tháng 5, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) đã giảm khoảng 32%.

Nhu cầu giảm có thể là hệ quả của ba yếu tố gồm giá thép cao, các chi phí vật liệu xây dựng khác cũng tăng, khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ. Lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho. Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản.

Những yếu tố tiêu cực đã bắt đầu hiện diện trong các báo cáo kinh doanh quý II đầu tiên của một số công ty ngành thép. Chẳng hạn Thép Mê Lin báo lãi chỉ gần 1,7 tỷ đồng, giảm đến 93% so với cùng kỳ quý II/2021.

Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) ghi nhận doanh thu quý vừa qua giảm 10% về gần 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên giá thành cao khiến lãi gộp chỉ bằng 1/10 cùng kỳ và do đó đẩy lãi sau thuế giảm 90% về chưa đén 6 tỷ đồng.

Công ty lớn khác là Thương mại SMC vẫn ghi nhận doanh số tăng trưởng lên hơn 6.600 tỷ đồng, nhưng giá vốn đầu vào đột biến khiến lãi gộp giảm sâu 70%. Lãi quý II tương ứng lao dốc 92% về còn 42 tỷ đồng.

Lãnh đạo SMC cho biết xu hướng giá thép giảm nhanh dẫn đến giá vốn bị đẩy cao và ảnh hưởng nhiều đến việc dữ trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất, buộc phải tăng dự phòng, bên cạnh lãi suất tăng cũng làm tăng chi phí tài chính.

Thậm chí Công ty Thép Thủ Đức còn ghi nhận mức lỗ gần 2 tỷ đồng trong quý II, so với lãi lớn 34 tỷ đồng cùng kỳ. Doanh nghiệp trình bày do giá bán giảm liên tục và lượng tiêu thụ giảm dẫn đến ngừng sản xuất, trong khi nguyên liệu tồn kho giá cao ảnh hưởng đến giá vốn.

Ngoài ra việc tiêu thụ chậm cũng ảnh hưởng đến dòng tiền, kèm với việc siết chặt tín dụng đẩy lãi suất tăng so với cùng kỳ làm chi phí tài chính cũng tăng cao.

Cổ phiếu ông lớn ngành thép hút dòng tiền

Mặc dù được kéo mạnh bởi các cổ phiếu ngành thép, thị trường chung vẫn giảm điểm do áp lực bán ở nhóm dầu khí và bán lẻ.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm