Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vốn điều lệ của công ty mua bán nợ là 500 tỷ đồng

Hoạt động từ 9/7/2013, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, công ty quản lý tài sản (VAMC) sẽ mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc giá thị trường với điều kiện nợ có tài sản đảm bảo và người vay còn tồn tại.

Vốn điều lệ của công ty mua bán nợ là 500 tỷ đồng

Hoạt động từ 9/7/2013, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, công ty quản lý tài sản (VAMC) sẽ mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc giá thị trường với điều kiện nợ có tài sản đảm bảo và người vay còn tồn tại.

Thủ tướng vừa ký nghị định về thành lập công ty mua bán nợ và quản lý tài sản (VAMC). VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, có bộ máy bao gồm Hội đồng thành viên, ban kiểm soát và ban tổng giám đốc, có trụ sở tại Hà Nội. Việc bổ nhiệm và miễn nhiệm 7 người trong hội đồng thành viên, 3 trong ban kiểm soát và các thành viên trong ban tổng giám đốc do Ngân hàng Nhà nước thực hiện.

Nhiệm vụ của VAMC là mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng, thu hồi, đòi và xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo; cơ cấu lại nợ, điều chỉnh điều kiển trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của khách vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng và cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ.

Công ty quản lý và mua bán nợ (VAMC) sẽ đi vào hoạt động từ 9/7/2013 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VAMC có nhiệm vụ quản lý nợ xấu đã mua, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến nợ xấu; tư vấn và môi giới mua bán nợ, tài sản; đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; bán đấu giá tài sản. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của VAMC là bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của ngân hàng.

Nguyên tắc mua lại nợ xấu của VAMC được thực hiện theo giá thị trường trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu được đánh giá lại. VAMC cũng sẽ nhận được các thông tin, tài liệu về số dư nợ gốc, lãi phải trả khách vay chưa thanh toán. Trong trường hợp các đơn vị có nợ xấu từ 3% trở lên không bán nợ xấu cho VAMC, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra hoặc yêu cầu ngân hàng trực tiếp thuê công ty kiểm toán, đơn vị định giá độc lập đánh giá lại chất lượng, giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Trên cơ sở kết quả này, các ngân hàng phải bán nợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ ở mức an toàn.

Chiều 21/5, trong buổi họp báo về lãi suất, tín dụng tổ chức tại Hà Nội, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng cho biết, Thủ tướng đã ký quyết định thành lập VAMC, sẽ đi vào hoạt động từ quý II. Cụ thể, theo quy định của nghị định nói trên, hiệu lực thi hành sẽ từ ngày 9/7/2013.

Về VAMC

* Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng thành viên không quá 7 người, ban kiểm soát không quá 3 người, có một tổng giám đốc và một số phó tổng giám đốc.

* Nguồn vốn hoạt động:

Vốn điều lệ, trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành để mua nợ xấu, quỹ được trích lập theo quy định của pháp luật, nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, VAMC không cần thực hiện tỷ lệ huy động/vốn điều lệ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.

*Công khai thông tin:

VAMC phải công khai: báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hàng năm; quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản; quy trình và phương pháp bán nợ, tài sản; việc bán nợ, tài sản và các vấn đề khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Lan Anh - thanh Lưu

Theo Infonet


 

Lan Anh - thanh Lưu

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm