Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vỡ đập là 'thảm họa môi trường tồi tệ nhất Ukraine sau Chernobyl'

Cựu Bộ trưởng Ukraine Ostap Semerak cảnh báo vụ vỡ đập Kakhovka có thể là thảm họa môi trường tồi tệ nhất nước này kể từ sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Chernobyl.

Đập Kakhovka ở Kherson đã bị vỡ vào ngày 6/6. Ảnh: Reuters.

Các nhà khoa học Ukraine đang đợi nước rút bớt để có thể đánh giá đầy đủ tác động môi trường của vụ vỡ đập Kakhovka, theo Guardian.

Vụ vỡ đập đã buộc hàng nghìn người phải sơ tán, khiến các công viên quốc gia bị ngập lụt và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho hàng triệu người.

Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể gây ra mối nguy lâu dài cho nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia, đồng thời phát tán độc tố nông nghiệp và hóa dầu ra biển Đen.

Chia sẻ trên Twitter, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết các chuyên gia của họ tại Zaporizhzhia, cách đó 160 km về phía thượng nguồn, đang theo dõi chặt chẽ tình hình. Họ cho biết “không có rủi ro an toàn hạt nhân ngay lập tức tại nhà máy”, vì các bể làm mát đã đầy.

Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong tương lai, nếu hồ chứa phía sau đập bị cạn kiệt đáng kể. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc bổ sung nước đối với hệ thống làm mát và vận hành máy phát điện diesel.

Nói với Guardian, cựu Bộ trưởng Sinh thái Ostap Semerak nhận định đây là mối đe dọa lớn nhất hiện tại do vụ vỡ đập gây ra. Tuy nhiên, ông cho biết những mối nguy khác có thể xuất hiện trong những ngày và tuần tới, khi nước lũ nhấn chìm các thành phố, trạm xăng và trang trại. Dòng nước sẽ bị ô nhiễm bởi hóa chất nông nghiệp và các sản phẩm dầu, rồi sau đó chảy vào biển Đen.

“Điều này sẽ tác động đến Romania, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria, cũng như gây hại cho toàn bộ khu vực. Chính phủ đã tuyên bố đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở châu Âu trong 10 năm qua và tôi nghĩ đây có thể là thảm họa tồi tệ nhất ở Ukraine kể từ vụ Chernobyl năm 1986”, ông nói thêm.

Khi nhà cửa, đường phố và cơ sở kinh doanh bị ngập lụt, chính quyền cũng bày tỏ lo ngại về nguồn cung nước uống, AP đưa tin.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã triệu tập một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh quốc gia sau sự cố sập một phần của một trong những con đập lớn nhất thế giới.

Các phương tiện truyền thông chỉ ra dữ liệu vệ tinh cho thấy một con đường đi qua con đập đã bị ngập một phần trong những ngày gần đây và mực nước đang ở mức cao kỷ lục.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock mô tả vụ vỡ đập là một "thảm họa môi trường".

Con đập và nhà máy thủy điện của nó, được xây dựng vào năm 1956, là một trong những cơ sở năng lượng lớn nhất của Ukraine, chứa khoảng 18 km3 nước và cung cấp điện cho hơn 3 triệu người. Hồ chứa của con đập cũng cung cấp nước cho bán đảo Crimea.

Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế

Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.

> Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại Nova Kakhovka do vỡ đập thủy điện

Hiện nước tại nhiều nơi ở Novaya Kakhovka đã lên cao 10m, 14 khu dân cư nằm trong vùng lụt và tổng cộng 80 làng có thể ngập sâu. Người dân gần các khu này đang được đi sơ tán.

Nga kỳ vọng mức tăng trưởng trong khoảng 1% cho năm 2023

Ngày 6/6, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ tăng 1% trong năm nay.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm