Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VNDirect: Bốn ngân hàng vừa được cấp thêm ‘room’ tín dụng

VNDirect cho biết Vietcombank, MBBank, VPBank và HDBank là các ngân hàng mới được cơ quan quản lý tiền tệ điều chỉnh thêm hạn mức tín dụng cho năm 2022.

HDBank là một trong bốn ngân hàng thương mại mới được NHNN phân bổ thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, theo VNDirect. Ảnh: Chí Hùng.

Công ty Chứng khoán VNDirect vừa có báo cáo cập nhật ngành ngân hàng với nội dung một số nhà băng đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh hạn mức tín dụng lần thứ hai trong năm.

Cụ thể, VNDirect cho biết 4 ngân hàng thương mại cổ phần gồm VPBank, HDBank, MBBankVietcombank đã được điều chỉnh thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho năm nay. Đáng chú ý, đây đều là các ngân hàng đã tham gia cơ cấu lại các tổ chức tài chính yếu kém theo chủ trương của NHNN.

Theo các chuyên gia tại đây, trong đợt phân bổ lần này, VPBank là nhà băng được điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất, lên tới 11,5%. Trong đó, “room” tín dụng cơ quan quản lý cấp cho VPBank hồi đầu năm là 15%, trong đợt điều chỉnh tháng 9, nhà băng này đã được cấp thêm 0,7% tăng trưởng. Đến đợt điều chỉnh này, cơ quan quản lý tiền tệ đã tăng thêm 11,5% hạn mức tín dụng cho VPBank, nâng tổng hạn mức tăng trưởng được phép năm nay của ngân hàng lên 27,2%.

Theo VNDirect, mức tăng trưởng tín dụng dự kiến cả năm nay của VPBank sẽ có hơn so với dự báo trước đó (ở mức 23%).

Tương tự, HDBank cũng được điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng đợt này với tỷ lệ 5,1%, nâng “room” tín dụng cả năm của ngân hàng từ mức 18,4% (đã điều chỉnh trong tháng 9) lên 23,5%. Mức tăng trưởng này cũng cao hơn dự báo trước đó của VNDirect đưa ra với nhà băng này là 20%.

- Hạn mức tăng trưởng tín dụng tại một số ngân hàng thương mại (%):

Ngân hàng Hạn mức tín dụng đầu năm Hạn mức điều chỉnh lần 1 Hạn mức điều chỉnh lần 2 Hạn mức sau điều chỉnh
VPBank 15 0,7 11,5 27,2
HDBank 15 3,4 5,1 23,5
MBBank 15 3,2 5 23,2
Vietcombank 15 2,7 0,9 18,6
ABBank 13 2,2 - 15,2
OCB 10 3,1 - 13,1
ACB 10 3 - 13
VIB 10 3 - 13
TPBank 11,5 1,2 - 12,7
Techcombank92,7-11,7
Eximbank101,2-11,2
Sacombank74-11
LienVietPostBank101-11
BIDV100,7-10,7
VietinBank100,7-10,7
Agribank73,5-10,5
SHB73,2-10,2
MSB9,50,7-10,2
Tổng


13,6

Với MBBank, sau khi được phân bổ 3,2% hạn mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 9, nhà băng này tiếp tục được phân bổ thêm 5% hạn mức tín dụng đợt này, đưa tổng hạn mức tăng trưởng cả năm từ 15% lên 23,2%.

Cuối cùng là Vietcombank với mức cấp thêm 0,9%. Trong tháng trước đó, nhà băng này cũng đã được NHNN phân bổ thêm 2,7% hạn mức tăng trưởng tín dụng. Sau hai đợt điều chỉnh, tổng hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm nay của Vietcombank vào khoảng 18,6%.

Theo tính toán của VNDirect, với đợt điều chỉnh này, sẽ có thêm khoảng 83.500 tỷ đồng tín dụng được đưa vào nền kinh tế.

Xét trong nhóm 18 ngân hàng (chiếm khoảng 80% tín dụng hệ thống) mà VNDirect theo dõi, sau đợt điều chỉnh, tổng tăng trưởng tín dụng của nhóm này sẽ đạt khoảng 13,6% vào cuối năm.

“Đây là động thái phân bổ lại hạn mức tín dụng giữa các ngân hàng thương mại và mục tiêu 14% của NHNN vẫn được duy trì”, VNDirect nhấn mạnh.

Ngoài nhóm bốn ngân hàng mới được phân bổ thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng kể trên, VNDirect cho biết các nhà băng đang có “room” tăng trưởng cao nhất năm nay lần lượt là ABBank (15,2%); OCB (13,1%); ACB (13%); VIB (13%); TPBank (12,7%); Techcombank (11,7%); Eximbank (11,2%); Sacombank và LienVietPostBank (cùng là 11%)…

Cũng tại báo cáo cập nhật này, các chuyên gia phân tích tại VNDirect cho rằng nhiều cổ phiếu ngân hàng đang có định giá hấp dẫn. Trong đó, định giá của một số ngân hàng đã rơi xuống dưới giá trị sổ sách ước tính cho năm 2022.

Điều gì xảy ra sau khi FED mạnh tay nâng lãi suất

Khi FED tiếp tục nâng lãi suất, các chủ thẻ tín dụng trên khắp nước Mỹ sẽ phải trả thêm hàng tỷ USD tiền lãi. Tiền lãi đối với khoản vay mua xe, mua nhà mới cũng tăng cao.

Lý do Ngân hàng Nhà nước khó nới thêm room tín dụng

Các lãnh đạo, chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Nếu nới thêm, áp lực lên tỷ giá và lãi suất sẽ lớn, tạo nguy cơ chảy máu vốn.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm