Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VN theo dõi sát việc tàu cẩu Lam Kình của TQ đi qua vùng đặc quyền EEZ

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 3/9.

Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 12/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của Zing.vn về thông tin tàu cẩu Lam Kình của Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bo Ngoai giao anh 1
Tàu cẩu Lam Kình di chuyển vào vùng biển của Việt Nam tối hôm 3/9. Ảnh: Marine Traffic.

"Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên nếu không  có sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp và vô giá trị", bà Lê Thị Thu Hằng nói. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết tàu Lam Kình đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam hôm 3/9.

Hoạt động của tàu luôn được các cơ quan chức năng của Việt Nam giám sát theo đúng quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

South China Morning Post đưa tin tối ngày 3/9, tàu cẩu Lam Kình di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km.

Bo Ngoai giao anh 2
Lam Kình là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới. Ảnh: COOEC.

Lam Kình là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Trong quá trình hoạt động, tàu này treo cờ Hong Kong.

Lam Kình được trang bị cần cẩu công suất 7.500 tấn, một cần cẩu phụ 4.000 tấn và móc phụ 1.600 tấn. Trước đây, tàu cẩu Lam Kình từng được triển khai để phục vụ một số dự án lắp đặt nhiều giàn khoan dầu lớn và các cấu trúc ngoài khơi khác ở Biển Đông.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc chưa đưa ra tuyên bố về mục đích đưa tàu này vào gần bờ biển của Việt Nam.

Trung Quốc xây dựng mạng lưới drone giám sát Biển Đông

Trung Quốc đang xây dựng mạng lưới các máy bay không người lái để giám sát và chuyển tiếp thông tin từ các đảo nhân tạo trên Biển Đông.

Triển khai tên lửa NSM ở Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp cứng rắn đến TQ

Việc Hải quân Mỹ triển khai chiến hạm LCS 10 mang theo tên lửa chống hạm tàng hình mới là thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc và các nước đối tác ở châu Á - Thái Bình Dương.

Hương Ly

Bạn có thể quan tâm