Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Virus Vũ Hán' và cuộc tranh luận giới chuyên gia y tế muốn tránh

Bất chấp khuyến nghị của các quan chức y tế, nhiều thành viên đảng Cộng hòa đang đang sử dụng thuật ngữ “virus Vũ Hán”, châm ngòi thái độ phân biệt chủng tộc và đổ lỗi.

Cái tên Covid-19 là một danh từ y khoa thuần túy chỉ dịch viêm phổi gây ra do virus corona vào năm 2019. Đó chính xác là ý của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi đặt tên, nhằm chống lại sự kỳ thị đối với nguồn gốc xuất phát virus.

Nhưng một tháng sau, thuật ngữ chính thức dường như vẫn chưa chạm tới ngóc ngách của chính trị Mỹ, theo bài viết của New York Times.

Một số chính trị gia và quan chức đảng Cộng hòa Mỹ, bao gồm cả Ngoại trưởng Mike Pompeo, đang sử dụng cụm từ “virus Vũ Hán”, thuật ngữ được dùng phổ biến trên tin tức và trong các mục bình luận chính trị, chủ yếu trước khi có tên chính thức.

Một ví dụ tiêu biểu là Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton (bang Arkansas), người thường xuyên sử dụng thuật ngữ này tại Thượng viện. Nghị sĩ từ bang California Kevin McCarthy, lãnh đạo nhóm thiểu số Cộng hòa ở Hạ viện, mới đây cũng bị chỉ trích khi gọi căn bệnh này là “virus Trung Quốc” trong một bài đăng trên Tweeter tối hôm 9/3.

Nghị sĩ Paul Gosar, bang Arizona, mới đây cũng đã sử dụng danh từ này khi thông báo rằng ông và một số nhân viên đã tiếp xúc với một người dương tính với virus tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC).

“Tôi muốn thông báo rằng tôi cùng 3 nhân viên cấp cao của mình đã chính thức tự cách ly sau khi nói chuyện trong thời gian dài tại CPAC với một người hiện đã nhập viện vì virus Vũ Hán”, ông Mitchar viết trên Twitter. “Văn phòng của tôi sẽ đóng cửa tuần này.”

chinh tri hoa,  dich viem phoi,  virus corona, anh 1

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã sử dụng thuật ngữ "virus Vũ Hán" để tỏ thái độ với Trung Quốc, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết. Ảnh: New York Times

Bài viết này đã kéo theo một làn sóng chỉ trích dữ dội trên mạng rằng ông Gosar là kẻ bài ngoại và phân biệt chủng tộc, và rằng việc gắn virus với Vũ Hán sẽ dẫn đến sự kỳ thị đối với người Trung Quốc.

Nghị sĩ đảng Dân chủ Ted Lieu viết trên Twitter hôm 9/3 rằng cách dùng tên này là một “ví dụ cho sự thiển cận đã mở đường” cho virus lây lan tại Mỹ.

Cách đặt tên "sỗ sàng và rặt chính trị”

Cuộc tranh luận về phân biệt chủng tộc, virus corona và chính trị đảng phái đang trở nên tồi tệ hơn từng giờ, và đó chính xác là thứ “đấu đá” địa chính trị mà giới chức y tế đã nỗ lực tránh kể từ khi đưa ra các hướng dẫn chặt chẽ hơn về việc đặt tên virus vào năm 2015.

Trong một bài phỏng vấn, Frank Snowden, giáo sư danh dự lịch sử và lịch sử y học tại Đại học Yale, cho rằng đây là hậu quả mà họ không hề mong muốn khi dùng từ “virus Vũ Hán”.

“Tôi nghĩ chuyện này thật sỗ sàng và rặt chính trị, tôi tưởng tượng rằng những người sử dụng cách gọi tên này vẫn đang dùng cái tên một cách cảm tính và đầy phân biệt, và tôi tin nó chủ yếu bị lạm dụng bởi những người làm chính trị. Điều này càng cho thấy sự khôn ngoan của việc đề cập một vấn đề dựa trên khoa học và chứng cứ".

Nỗ lực gán tội cho một địa danh hay nhóm người nào đó trong thời điểm khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu đã xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử hiện đại và là một hiện tượng mà giới chức y tế công cộng đã cố gắng chống lại trong những năm gần đây.

Khi đại dịch cúm Tây Ban Nha giết chết hàng chục triệu người thời điểm 1918-1919, một số người Mỹ đã đổ lỗi cho Đức - kẻ thù trong Thế chiến I - cho sự sự lây lan của căn bệnh này và gọi nó là là “đoàn quân bệnh dịch Đức” (nguyên văn: a Hun of disease), theo Monica Schoch-Spana, một nhà nhân chủng học y tế tại trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg.

chinh tri hoa,  dich viem phoi,  virus corona, anh 2

Nghị sĩ Cộng hòa bang Arizona, ông Paul Gosar, sử dụng cụm từ "virus Vũ Hán" trong thông báo trên Twitter về việc mình và 3 cộng sự nhiễm virus. Ảnh: New York Times.

Nhiều tin đồn và thông tin sai lệch xuất hiện tràn lan vào thời điểm đó, bao gồm cả thuyết âm mưu cho rằng các bác sĩ và y tá thân Đức đang cố tình truyền bệnh cho binh lính tại trại lính Meade ở Maryland, Mỹ.

Ngay cả cụm từ “cúm Tây Ban Nha” cũng là một cách hiểu sai: trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết nói rằng các chuyên gia tới nay vẫn không chắc chắn nguồn gốc địa lý của căn bệnh.

Một ví dụ gần đây hơn là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng ( SARS), bùng phát vào năm 2003, lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và dẫn đến sự phân biệt đối xử đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á tại Mỹ.

H1N1, hay dịch cúm lợn năm 2009 bắt nguồn từ Mexico và đã dẫn tới những cáo buộc phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng người Mỹ Latinh. Mặc dù bệnh không lây qua lợn, Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác vẫn cấm nhập khẩu thịt lợn. Ở Ai Cập, các quan chức y tế đã ra lệnh giết hàng trăm nghìn con lợn, được nuôi gần như độc quyền bởi cộng đồng thiểu số theo đạo Cơ Đốc.

Lịch sử có lặp lại?

Trong đợt bùng phát lần này, Thượng nghị sĩ Paul Gosar và nhiều thành viên trong đội ngũ nhân viên của ông này tại quốc hội đã rất tích cực đẩy lùi những chỉ trích đối với việc họ sử dụng danh từ “virus Vũ Hán”.

Họ cũng chia sẻ nhiều ảnh chụp màn hình các bài báo sử dụng thuật ngữ này trong tiêu đề, nhiều bài báo trong đó được đăng trước khi virus có tên chính thức.

“Những người duy nhất có vẻ bị xúc phạm bởi thuật ngữ ‘virus Vũ Hán’ là những người có mục tiêu chính là tiếp tục chính trị hóa dịch bệnh”, Ben Goldey, thư ký báo chí của ông Gosar, viết trong một email. "Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân Mỹ, không tranh luận về việc sử dụng thuật ngữ ‘Virus Vũ Hán'".

chinh tri hoa,  dich viem phoi,  virus corona, anh 3

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton (bang Arkansas), người thường xuyên sử dụng thuật ngữ này tại Thượng viện. Ảnh: AP.

Về phần ông Pompeo, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết hôm 9/3 rằng cách dùng từ này thể hiện thái độ phản đối những thông tin của Trung Quốc.

Điều này làm gợi nhớ lại thái độ công khai của ông Pompeo khi phản đối phát ngôn của Zhao Lijian, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tuần trước rằng virus corona có thể không có xuất phát từ Trung Quốc và việc cố tình liên hệ hai vấn đề này với nhau là “rất thiếu trách nhiệm”.

Trong một loạt phỏng vấn, ông Pompeo cũng cáo buộc người Trung Quốc đã giữ kín thông tin khi virus lây lan cò các thuyết âm mưu về nguồn gốc virus xuất hiện tràn lan, một số thuyết trong đó nghi ngờ Mỹ đứng sau sự xuất hiện của virus mới.

“Từ đầu, Trung Quốc đã nói đó là nơi virus bắt đầu”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Fox & Friends hôm 6/3. “Cho nên đừng bảo mình tôi nói, hãy lấy từ ngữ của họ ấy”. Bắc Kinh sau đó đã đáp trả ông Pompeo hôm 9/3, cho rằng đây là cách nói thiếu tôn trọng.

Theo Atlantic, các quy tắc virus không khuyến khích tên theo vị trí địa lý, con người, loài động vật, chỉ dấu văn hóa và "các thuật ngữ gây ra nỗi sợ hãi không đáng có", như "chưa rõ", "tử thần", "chết người" hoặc "đại dịch".

Trong trường hợp này, các quan chức y tế đã mất hơn sáu tuần để đặt tên cho virus gây viêm phổi mới kể từ khi các báo cáo đầu tiên về sự tồn tại của nó xuất hiện tại Vũ Hán vào cuối tháng 12/2019.

Sự chậm trễ một phần là do các tranh cãi làm thế nào để chọn một tên không kích động sự phân biệt đối xử với con người, địa điểm hoặc một loài động vật.

chinh tri hoa,  dich viem phoi,  virus corona, anh 4

Kiểm tra các mẫu vật chứa virus corona tại phòng thí nghiệm ở Seattle, Mỹ. Ảnh: New York Times

“Chúng tôi phải tìm một cái tên không liên quan đến vị trí địa lý, động vật, cá nhân hay nhóm người trong khi dễ phát âm và liên quan đến căn bệnh này”, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết trong cuộc họp báo vào ngày 11/2, ngày WHO chính thức đặt tên dịch bệnh.

“Việc đặt tên rất quan trọng trong việc ngăn chặn việc lạm dụng các tên không chính xác hoặc gây kỳ thị khác", ông nói.

Theo Atlantic, đợt dịch cuối cùng mà các nhà khoa học phải đặt tên một loại virus corona mới là MERS, tức Hội chứng hô hấp ở Trung Đông. Nó lần đầu tiên được xác định trong một mẫu từ Saudi Arabia vào năm 2012 và tên viết tắt của đất nước được đưa vào đầu tiên.

Mối quan tâm hiện nay là mặc dù tên chính thức, lịch sử - với đầy những cách gọi tên mang tính kì thị, các tin đồn và thông tin sai lệch - rất có thể sẽ lặp lại trong nền chính trị rạn nứt và bối cảnh truyền thông hiện tại.

“Không có lý do gì để thêm dầu vào lửa giữa lúc dịch bệnh bùng phát và khi tất cả đã đứng trên bờ vực và có xu hướng sẵn sàng đổ lỗi cho người khác về vấn đề hiện tại”, tiến sĩ Schoch-Spana nói với tờ New York Times.

Sân bay Los Angeles vắng vẻ sau lệnh cấm của TT Trump Sân bay LAX tại Los Angeles vắng vẻ sau khi Tổng thống Trump ra lệnh cấm các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ.

TQ nói quan chức Mỹ 'vô đạo đức, vô trách nhiệm' khi đổ lỗi về dịch

Trung Quốc chỉ trích quan chức Mỹ về phát biểu "vô đạo đức và vô trách nhiệm", đổ lỗi cho Bắc Kinh trước diễn biến ngày càng nghiêm trọng của đại dịch virus corona trên toàn cầu.

Nhà Trắng cân nhắc cho nhân viên làm việc từ xa vì lo virus corona

Nhà Trắng, nơi ở và làm việc của tổng thống Mỹ, đã thảo luận về việc cho nhân viên làm việc từ xa để đối phó với sự lây lan của virus corona tại thủ đô Mỹ.

An Nguyễn

Bạn có thể quan tâm