Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Virus corona là kẻ thù, chứ không phải người TQ hay châu Á’

Một người Mỹ gốc Á trong ngày sinh nhật của mình đã nhận được lời chúc khiến anh bối rối. Tin nhắn nói lên sự phân biệt chủng tộc với người Trung Quốc vì dịch virus corona.

Tuần trước, tôi đã tổ chức sinh nhật của mình. Tôi nhận được nhiều tin nhắn chứa đầy sự động viên, khích lệ, nhưng cũng khiến tôi bối rối và khó chịu. Đặc biệt, có một tin nhắn khiến tôi ngỡ ngàng: “Này Tim! Chúc mừng sinh nhật. Tớ tự hỏi có nên báo cáo cá nhân này không?”.

“Báo cáo cá nhân này? Cậu ấy đang nói về cái gì vậy?”, tôi tự hỏi.

Tôi lướt lên xem ảnh chụp màn hình phía trên của anh bạn.

“Một sinh viên Trung Quốc trong khoa của chúng tớ đã trở về từ Vũ Hán một tuần trước. Cậu ấy không có biểu hiện gì bệnh tật”, bức ảnh cho biết. “Nhưng tớ đã ở nhà vì sợ cậu ấy có thể lây bệnh cho tớ”.

Giờ thì Tim đã hiểu câu hỏi của bạn. Anh ấy băn khoăn về việc có nên báo cáo để người này được cơ quan y tế địa phương theo dõi không. Bởi vì anh ta sợ bị mang tiếng là phân biệt chủng tộc.

Tính đến ngày 5/2, dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus coronavirus đã khiến 23.858 người bị nhiễm và 492 người chết trên thế giới. Đa số ở Trung Quốc đại lục.

Vấn đề là 5 triệu người đã kịp rời Vũ Hán trước khi có lệnh phong tỏa thành phố này. Nhiều trường hợp đi đến Pháp, Mỹ đã được báo báo nhiễm bệnh.

nguoi Trung Quoc va chau A bi phan biet chung toc vi virus corona anh 1

Hành khách đeo khẩu trang vì virus corona khi đến sân bay quốc tế Los Angeles hôm 22/1. Ảnh: AFP.

Đa số các ca nhiễm bệnh là người Trung Quốc đại lục. Điều này khiến việc các chuyên gia y tế để mắt đến người gốc Trung Quốc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra câu hỏi về việc phân biệt chủng tộc với người châu Á.

Một sinh viên đại học đã viết rằng quốc tịch của anh ấy khiến anh ấy cảm thấy như bị cộng đồng ruồng bỏ vì dịch bệnh, theo SCMP.

Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, một số cửa hàng đã treo biển “không tiếp người Trung Quốc”. Trên YouTube, các blogger Trung Quốc nhận được những bình luận miệt thị vì họ trải nghiệm những món ăn được cho là “kỳ quái”.

“Là một người Mỹ gốc Á đã nhận bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng ở trường đại học nơi tìm ra cách chữa bệnh Ebola, tôi hiểu được điều này”, Tim nói.

Vào thời điểm hội chứng hô hấp cấp tính nặng Sars bùng phát, bạn bè của Tim đã trêu chọc anh bằng cách nói rằng tất cả người châu Á đều ăn thịt chó.

“Tôi nhớ về nghiên cứu bệnh giang mai Tuskegee - dự án nghiên cứu được khởi xướng vào năm 1932 khi một đàn ông người Mỹ gốc Phi không thể điều trị căn bệnh này”, Tim kể. “Kết quả là, người ta chỉ cầu nguyện rằng cộng đồng sẽ tìm ra cách bảo vệ sức khỏe mà không đối xử vô nhân đạo với những người mắc bệnh”.

nguoi Trung Quoc va chau A bi phan biet chung toc vi virus corona anh 2

Đồ họa: Minh Hồng.

Dân Vũ Hán: Virus mới là kẻ thù chứ không phải chúng tôi Lucy Huang, nhà sản xuất phim sống ở Bắc Kinh và không thể gặp gia đình ở Vũ Hán vì dịch corona. Cô cho rằng virus mới là kẻ thù, chứ không phải người dân ở tâm điểm dịch.

Thêm 65 người chết vì virus corona Vũ Hán, tổng cộng 24.552 ca nhiễm

Số người chết vì virus corona ở riêng Hồ Bắc đã lên tới 479 người, với 65 ca tử vong mới được ghi nhận trong đêm bởi giới chức ủy ban y tế của tỉnh.

Cô gái Việt ở Stockholm: Cả ngày bị hỏi ‘có phải người TQ không’

Điều này có thể không mấy xa lạ ở các quốc gia châu Âu khác, thậm chí là cả làn sóng tẩy chay người châu Á như ở Pháp, nhưng với tôi đó thực sự là một chút cảm giác lạ lùng.

.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm