Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vietinbank lãi gấp đôi sau khi giảm chi phí dự phòng

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng chưa tới 400 tỷ đồng, nhưng việc giảm hơn 1.900 tỷ đồng chi phí dự phòng giúp Vietinbank ghi nhận lợi nhuận tăng gấp đôi trong quý II.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với khoản lợi nhuận cao gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số tăng thêm không đến từ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn mà tăng nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

Cụ thể, trong 3 tháng quý II, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng, NIM (tỷ số chênh lệch giữa lãi đi vay và lãi cho vay) của ngân hàng sụt giảm khiến thu nhập lãi thuần giảm 5%, đạt 7.798 tỷ.

Các hoạt động khác của Vietinbank có kết quả khả quan, như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 12%, đạt 1.102 tỷ; kinh doanh ngoại hối tăng 73%, đạt 644 tỷ; mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 25 lần, đạt 126 tỷ; giảm lỗ từ mua bán chứng khoán đầu tư còn 29 tỷ… Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần lại giảm 56%.

Sau khi trừ chi phí, Vietinbank thu về 6.693 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, lợi nhuận trước và sau thuế của ngân hàng lại cao gấp đôi cùng kỳ, đạt lần lượt 4.486 tỷ và 3.610 tỷ đồng. Đặc biệt, số lợi nhuận tăng thêm trong quý II chủ yếu đến từ việc giảm hơn 1.900 tỷ chi phí dự phòng.

Cụ thể, quý II/2019, Vietinbank phải chi ra tới 4.139 tỷ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng số này đến quý II/2020 chỉ là 2.207 tỷ đồng.

VIETINBANK LÃI GẤP ĐÔI NHỜ GIẢM DỰ PHÒNG

NhãnI/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/2020II
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 302822382330-853315321823121332429744486

Đại diện ngân hàng cho biết thu nhập lãi thuần giảm trong quý vừa qua do ngân hàng đã phải hạ mạnh lãi suất cho vay; giảm và miễn phí; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước.

Riêng với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietinbank giảm khoảng 2% lãi vay cho 242.000 tỷ đồng dư nợ; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8.400 tỷ đồng; giảm, miễn phí giao dịch… Những hoạt động này đã khiến Vietinbank ảnh hưởng giảm khoảng 2.000 tỷ đồng thu nhập lãi và phí trong 6 tháng.

Tính chung 6 tháng, Vietinbank ghi nhận 20.659 tỷ đồng tổng thu nhập, tăng 5% so với cùng kỳ. Cùng với việc giảm 11% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ, nhà băng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 7.460 tỷ đồng, tăng 40%.

Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng tương ứng, đạt 6.015 tỷ đồng.

Đến cuối quý II, dư nợ cho vay khách hàng của Vietinbank mới tăng khoảng 0,66%, đạt 941.000 tỷ đồng. Đại diện Vietinbank lý giải dư nợ tăng chậm do nhu cầu tín dụng sụt giảm mạnh.

Tổng nợ xấu (nợ nhóm 3-5) tại nhà băng này cũng vào khoảng 15.968 tỷ đồng, tăng 50%. Trong đó, nợ nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn tăng - gần 3,5 lần; nợ nhóm 4 - nợ nghi ngờ - tăng 84% và nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - giảm 17%.

Nói với Zing, TS Cấn Văn Lực cho rằng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngân hàng chưa phản ánh đúng thực trạng của ngành do hầu hết đều chưa trích lập đủ dự phòng cho cả năm.

“Theo chu kỳ kinh doanh, các ngân hàng thường trích lập dự phòng rủi ro vào gần cuối năm và khi đó số liệu mới phản ánh đúng, đầy đủ hơn về mức độ lợi nhuận của ngân hàng”, ông nói.

Ngoài ra, ông Lực cũng đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hệ thống ngân hàng có độ trễ hơn so với doanh nghiệp. Trong khi doanh nghiệp, khách hàng, người dân sẽ chịu khó khăn ngay khi dịch bùng phát, hệ thống ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng sau.

Như vậy, đến quý III và IV ngành ngân hàng sẽ “ngấm” hơn tác động của dịch, thách thức, khó khăn sẽ cao nhất là vấn đề nợ xấu.

Saigonbank sẽ niêm yết cổ phiếu trên UPCoM

Đây là ngân hàng thứ 2 được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM năm nay sau Vietcapital Bank.

Nhu cầu tín dụng tìm đến ngân hàng tư nhân

Trong khi tăng trưởng tín dụng chung thấp, một số ngân hàng vừa và nhỏ đã gần chạm room (hạn mức tăng trưởng) tín dụng chỉ sau nửa năm và được Ngân hàng Nhà nước đồng ý nới thêm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm