Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vietcombank rao bán dự án của PV Gas và Địa ốc Phú Long

Đây thực chất là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà Dragon Tower của liên danh PV Gas, Tổng công ty PVC và Địa ốc Phú Long.

Vietcombank chi nhánh TP.HCM vừa thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas, Công ty CP Địa ốc Phú Long và Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí (PVC).

Giá khởi điểm của tài sản này được ngân hàng đưa ra là 419 tỷ đồng.

Quyền tài sản mà ngân hàng rao bán kể trên có liên quan đến hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng tòa nhà Dragon Tower giữa PV Gas, Tổng công ty PVC và Địa ốc Phú Long.

Theo PV Gas, dự án đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng Dragon Tower có tổng mức đầu tư 827 tỷ đồng. Đây là dự án được xây dựng trên khu đất rộng hơn 7.400 m2 tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Thiết kế dự án này là khu cao ốc văn phòng, kết hợp thương mại, dịch vụ với quy mô 15 tầng. Trong đó, diện tích sàn thương mại dịch vụ là 8.680 m2 và diện tích sàn văn phòng cho thuê là 22.600 m2.

Trao đổi với Zing, đại diện Công ty CP Địa ốc Phú Long cho biết thực tế, số cổ phần của Phú Long chiếm tỷ trọng không nhiều. Đồng thời, hiện Phú Long và PVGaz sẵn sàng mua lại khoản nợ của Vietcombank tại Dragon Tower để gia tăng sở hữu.

Vietcombank rao ban du an cua PV Gas va Dia oc Phu Long anh 1

Tòa nhà Dragon Tower liên quan quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác giữa PV Gas, Tổng công ty PVC và Địa ốc Phú Long đang được Vietcombank rao bán. Ảnh: PV Gas.

Thực tế, ngoài Vietcombank, không thiếu những ngân hàng đang rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo nợ xấu với giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Như BIDV cũng đang lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đấu giá khoản nợ của Công ty CP kinh doanh chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt.

Giá khởi điểm cho toàn bộ nợ gốc và lãi, phí đến cuối tháng 9 là gần 874 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ được đảm bảo bằng 1 khu đất có diện tích gần 3.800 m2 tại xã Định Bình, Thành phố Cà Mau và 7 lô biệt thự liền kề với tổng diện tích gần 1.300 m2 tại số 87 đường Phan Bội Châu, phường 7, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau.

Ngoài ra, tài sản thế chấp bổ sung còn là các khoản phải thu theo hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ; Cổ phần vốn góp của các thành viên HĐQT công ty Quốc Việt; Hàng tồn kho.

Tương tự, BIDV cũng đang lần thứ 6 rao bán khoản nợ 475 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép Việt Nga. Khoản nợ được đảm bảo bằng nhiều lô đất và nhà xưởng thuộc sở hữu của Công ty Thép Việt Nga tại huyện Bình Chánh, TP.HCM và huyện Đức Hòa, Long An.

Giá khởi điểm của khoản nợ này được BIDV đưa ra là 290 tỷ đồng, thấp hơn gần 40% so với giá trị nợ gốc và giá trong lần rao bán đầu tiên.

Sacombank cũng đang có 4 bất động sản lớn cần bán tại TP.HCM với giá từ 49 tỷ đến hơn 360 tỷ đồng. Ngoài ra, là 19 căn chung cư thuộc dự án XI Grand Court với tổng giá khởi điểm 94 tỷ đồng.

Dù vẫn duy trì hoạt động thu giữ và phát mại tài sản để thu hồi nợ xấu, nhưng so với đầu năm, các đợt phát mại tài sản của ngân hàng đã giảm đáng kể.

Chia sẻ tại cuộc hội thảo về nợ xấu mới đây, đại diện Vietcombank cho biết dịch bệnh đã khiến ngân hàng đối mặt với áp lực tăng nợ xấu và làm chậm tiến độ xử lý, giảm hiệu quả thu hồi nợ.

Trong khi đó, thị trường mua, bán nợ vận hành đến nay vẫn chưa hiệu quả, nhiều trường hợp khách hàng, chủ tài sản chây ì, bất hợp tác, không có ý thức phối hợp để trả nợ, xử lý tài sản.

Tương tự, đại diện BIDV cũng cho biết đợt dịch bùng phát lần thứ 4 từ đầu tháng 5 đã khiến nhiều hoạt động xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo bị ảnh hưởng.

Vị này cho biết khó khăn phổ biến trong hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay của các ngân hàng là ở tính pháp lý của biện pháp thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh. Đồng thời, các ngân hàng cũng gặp khó trong việc phân biệt cách xử lý giữa tài sản bảo đảm là bất động sản và động sản.

Ngân hàng muốn tăng quyền xử lý nợ xấu

Ngoài đề xuất có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà không cần thỏa thuận, các ngân hàng còn muốn có quy định áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tài sản đảm bảo.

Nguy cơ nợ xấu ngân hàng tăng

Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng ngành ngân hàng đang đối diện thách thức tỷ lệ nợ xấu có thể lên mức 2,5-3% vào cuối năm 2021 cùng trách nhiệm trích lập dự phòng tăng thêm 3 năm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm