Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Việt Nam xem xét hành động pháp lý với Trung Quốc'

Một hãng thông tấn dẫn tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang xem xét những “lựa chọn phòng vệ”, bao gồm hành động pháp lý, đối với Trung Quốc.

Reuters cho biết họ nhận thư điện tử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm ông đang công du Manila, Philippines vào chiều ngày 21/5. Thủ tướng viết trong thư: “Việt Nam đang xem xét các lựa chọn phòng vệ khác nhau, bao gồm cả hành động pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Đây là lần đầu tiên Thủ tướng đề cập tới khả năng sử dụng hành động pháp lý nhằm chống lại việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ ngày 27/9/2013. Ảnh: Reuters

Rất nhiều học giả, chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị mọi mặt để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia và Giáo sư Ronald Clarke của Đại học Sydney cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam là hành động nhằm củng cố tham vọng kiểm soát Biển Đông.

Hai ông đánh giá cao những biện pháp của Việt Nam trong việc đối phó với hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay. Họ nhấn mạnh Việt Nam phải để cộng đồng quốc tế hiểu rằng Việt Nam là nạn nhân, còn Trung Quốc là kẻ xâm lược trong vụ giàn khoan Hải Dương-981.

Đầu năm ngoái, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc ở The Hague, Hà Lan vì yêu sách “đường lưỡi bò” 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhiều quốc gia và học giả quốc tế ủng hộ biện pháp của Philippines.

Ông Sean Mirski, biên tập viên của tờ Tạp chí Luật của Đại học Luật Harvard nhận định "đường lưỡi bò" là sự vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, các nước phải tôn trọng nguyên tắc “đất chiếm ưu thế so với biển”, tức chủ quyền của các vùng biển bắt nguồn từ chủ quyền của vùng đất gần đó chứ không phải ngược lại.

Theo nguyên tắc này, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cho phép các quốc gia kiểm soát vùng biển mở rộng tới một khoảng cách nhất định từ lãnh thổ của họ.

Việc Trung Quốc không bao giờ chính thức làm rõ các tuyên bố chủ quyền khiến các nhà bình luận, bao gồm cả các học giả Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn không tự tin vào cơ sở pháp lý của họ.

Báo Trung Quốc dùng tướng về hưu dọa đưa thêm giàn khoan

La Viện, tướng quân đội Trung Quốc về hưu nổi tiếng với quan điểm diều hâu, lại một lần nữa phát ngôn rằng Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm giàn khoan đến biển Đông trong tương lai.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm