Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam thất vọng việc Mỹ chưa công nhận là nền kinh tế thị trường

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Chúng tôi thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường".

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng.

Sáng 3/8, trả lời câu hỏi của VietNamNet đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Chúng tôi thất vọng về việc Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường.

Mặc dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, nhưng quyết định này không phản ánh đầy đủ những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam trong xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận".

Người phát ngôn cho biết, trong thời gian qua, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Thương mại Mỹ cung cấp nhiều lập luận thuyết phục khẳng định kinh tế Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ sáu tiêu chí kinh tế thị trường theo quy định của luật pháp Mỹ. Điều này cũng được nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia Mỹ và quốc tế ủng hộ.

Trên thực tế, đến nay, đã có 72 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Các tổ chức quốc tế đều ghi nhận những bước tiến vượt bậc của kinh tế Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) chất lượng cao.

Trên tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Việt Nam đề nghị Mỹ tiếp tục thực hiện cam kết về việc phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và tiến tới sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết thêm, các cơ quan hữu quan của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Mỹ bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại song phương tiếp tục phát triển ổn định, hài hòa, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Tối 2/8, Bộ Công Thương phát thông cáo cho biết, việc Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào nước này sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp. Bởi, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam không được dùng để tính toán biên độ phá giá mà phải sử dụng "giá trị thay thế" của một nước thứ ba.

Bộ Công Thương Việt Nam khẳng định, nếu Bộ Thương mại Mỹ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Australia, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc.

Bộ Công Thương Việt Nam nêu rõ, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Mỹ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Theo Đạo luật Thuế quan Mỹ 1930, 6 tiêu chí khi xem xét một quốc gia kinh tế thị trường bao gồm: Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; Vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực, giá cả và các yếu tố khác.

Việt Nam hoan nghênh Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường

Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ tổ chức phiên điều trần ngày 8/5. Đây là bước quan trọng trong việc xem xét hồ sơ công nhận quy chế thị trường cho Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

Tối 27/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhân dịp sang thăm Việt Nam để chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken

Tối 27/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhân dịp dẫn đầu Phái đoàn đại diện Tổng thống Mỹ sang Việt Nam viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng Bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.

Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...

https://vietnamnet.vn/viet-nam-that-vong-viec-my-chua-cong-nhan-viet-nam-la-nen-kinh-te-thi-truong-2308217.html

Trần Thường/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm