Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết như vậy trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 9/5, để trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về phiên điều trần ngày 8/5 của Bộ Thương mại Mỹ.
Người phát ngôn cho biết, tại phiên điều trần, Việt Nam đã nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế nền kinh tế thị trường, đồng thời nhấn mạnh nền kinh tế Việt Nam thậm chí làm tốt hơn so với nhiều nền kinh tế đã được công nhận quy chế kinh tế thị trường.
Đến nay đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Úc, Nhật Bản... Việt Nam đã tham gia 16 FTA song phương và đa phương với hơn 60 đối tác, trải rộng trên khắp các châu lục.
“Việc Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam sẽ góp phần cụ thể hoá cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ, qua đó thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.
Khi chưa được Mỹ công nhận nền kinh tế thị trường, hàng hóa Việt Nam vào thị trường Mỹ dễ bị áp mức thuế chống bán phá giá cao hơn.
Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí để đánh giá các quốc gia có nền kinh tế thị trường hay không.
Các tiêu chí bao gồm: Khả năng chuyển đổi tiền tệ; mức lương theo kết quả đàm phán giữa người lao động và chủ lao động; cho phép liên doanh hoặc hình thức đầu tư nước ngoài khác.
Những tiêu chí khác bao gồm: Chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất hay không; chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực, giá và quyết định sản lượng hay không.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng cân nhắc một số yếu tố khác.
Bộ sách "Vững bước trên con đường đổi mới" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những công trình nổi bật của NXB Chính trị Quốc gia Sự thật; gồm hai tập, tập một gồm các bài viết, trả lời phỏng vấn của Tổng bí thư đăng trên báo Nhân Dân từ năm 2011-2014. Tập 2 là những bài từ năm 2015-2017.
Nội dung sách tập trung vào các vấn đề đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc; chủ động, tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...