Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam sắp nhận máy bay tuần tra Trường Sa thứ 2

Trung tâm phân tích mua sắm quốc phòng Nga TSAMTO cho biết, tập đoàn Viking Air của Canada đã hoàn thành việc sản xuất chiếc thủy phi cơ DHC-6 series 400 thứ 2 cho Hải quân Việt Nam.

Việt Nam sắp nhận máy bay tuần tra Trường Sa thứ 2

Trung tâm phân tích mua sắm quốc phòng Nga TSAMTO cho biết, tập đoàn Viking Air của Canada đã hoàn thành việc sản xuất chiếc thủy phi cơ DHC-6 series 400 thứ 2 cho Hải quân Việt Nam.

Chiếc DHC-6 thứ 2 này đang thực hiện các chuyến bay thử nghiệm cuối cùng tại sân bay quốc tế Victoria trước khi bàn giao cho phía Việt Nam.

Thủy phi cơ mới nhất này nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc mà phía Việt Nam đã ký với Viking Air của Canada vào tháng 5/2010.

Chiếc DHC-6 cấu hình VIP đầu tiên đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2012.

Ba trong số 6 chiếc sẽ được thiết kế theo cấu hình VIP nhằm phục vụ cho các hoạt động chuyên chở các quan chức cấp cao của quân đội và nhà nước Việt Nam. Ba chiếc còn lại được cấu hình cho nhiệm vụ tuần tra hàng hải, tìm kiếm cứu nạn.

Theo TSAMTO, chiếc thứ 2 này được thiết kế với cấu hình tuần tra hàng hải, máy bay được tích hợp thêm phao để hạ cánh trên biển.

Chiếc DHC-6 đầu tiên với cấu hình VIP đã được chuyển giao cho phía Việt Nam vào tháng 11/2012, chiếc thứ 2 này sẽ được giao sớm cho Hải quân Việt Nam trong thời gian tới.

DHC-6, một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc như tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ cho các đảo, nơi có đường băng rất ngắn.

Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.

Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng. Việc chuyển giao chiếc DHC-6 thứ 2 sắp tới sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực tuần tra hàng hải của Hải quân Việt Nam.

quốc việt

Theo Infonet

quốc việt

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm