Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ. |
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 23/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về hàm ý của Nhật Bản khi mời Việt Nam và Indonesia tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm thúc đẩy nâng cấp quan hệ ASEAN - Nhật Bản.
Bà Hằng cho biết "Việt Nam đánh giá cao những tiến triển mạnh mẽ và thực chất trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản đóng góp tích cực cho mục tiêu chung bảo vệ an ninh, ổn định và thịnh vượng".
"Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng với các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ hai bên lên tầm cao mới hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản trong năm 2023", bà nhấn mạnh.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra trong hai ngày 20-21/5. Bộ Ngoại giao sẽ sớm có thông tin chính thức về vấn đề này.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 20/3 cho biết ông muốn mời lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc nhóm G7, bao gồm Việt Nam và Indonesia, đến dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 5.
Đông Nam Á là khu vực duy nhất trên thế giới có 2 quốc gia mà Thủ tướng Nhật Bản Kishida có ý định mời tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7.
Nếu nhận lời mời của Thủ tướng Kishida, đây sẽ là lần thứ 3 lãnh đạo Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền công nghiệp phát triển G7.
Trong quá khứ, Việt Nam đã tham dự các hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 lần lượt vào năm 2016 - cũng được tổ chức tại Nhật Bản - và năm 2018 tại Canada.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.