Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam lo ngại về xung đột Armenia - Azerbaijan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam lo ngại về xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, đồng thời ủng hộ các nỗ lực trung gian, hòa giải, kêu gọi các bên kiềm chế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam ủng hộ các nỗ lực trung gian, hòa giải của nhóm OSCE Minsk, kêu gọi các bên kiềm chế, có những biện pháp chấm dứt căng thẳng, giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

“Việt Nam lo ngại trước những thông tin về xung đột”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói trong buổi họp báo chiều 1/10.

xung dot armenia azerbaijan anh 1

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Việt Linh.

Tính đến ngày 1/10, giao tranh xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ven biển Caspi đã bước sang ngày thứ 5.

Chính phủ Armenia cáo buộc Azerbaijan sử dụng pháo binh hạng nặng ở tiền tuyến trong các cuộc đụng độ ngày 30/9, khiến 3 dân thường thiệt mạng tại thị trấn Martakert.

Ở chiều ngược lại, Azerbaijan nói nước họ đã ghi nhận 14 trường hợp dân thường thiệt mạng vì chiến sự kể từ ngày 27/9 đến nay. Azerbaijan cũng khẳng định đã bẻ gãy một số đợt phản công từ Armenia.

xung dot armenia azerbaijan anh 2

Pháo binh Armenia khai hỏa trong một đợt giao tranh tại khu vực Nagorno - Karabakh. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai ủng hộ mạnh mẽ Azerbaijan. Trong khi đó, Nga đang là đồng minh quân sự của Armenia, dù Moscow vẫn có liên hệ và bán vũ khí cho hai nước.

Điều này làm gia tăng nguy cơ xung đột leo thang lên cấp độ khu vực. Giới quan sát lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ mở ra mặt trận thứ ba trong đối đầu với Nga, sau chiến trường Syria và Libya.

NATO chia rẽ vì xung đột Armenia - Azerbaijan

Việc Thổ Nhĩ Kỳ công khai ủng hộ Azerbaijan, còn Pháp lên tiếng bảo vệ Armenia khiến nội bộ NATO trở nên căng thẳng, khi giao tranh ác liệt xảy ra ở khu vực tranh chấp.

Tương quan sức mạnh quân sự Armenia - Azerbaijan

Quân đội Azerbaijan có lợi thế về quân số và thiết bị chiến đấu mặt đất, trong khi Armenia có ưu thế trên không với tiêm kích Su-30SM.

Trọng Thuấn - Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm