Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam lãng phí gần 4 tỷ USD thực phẩm mỗi năm

Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam hiện xếp vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vứt bỏ mỗi năm.

Đại biểu ký cam kết chung tay chống lãng phí thực phẩm.

Ngày 29/9, tại TP.HCM, Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (FoodBank Việt Nam) và Mạng lưới Ngân hàng thực phẩm toàn cầu ra mắt chiến dịch Ngừng lãng phí thực phẩm - Stop Food Waste, nhân Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9).

Stop Food Waste là chiến dịch trọng tâm, xuyên suốt trong tổng thể chiến dịch “Food For Change 2024” được triển khai từ tháng 9 cho đến ngày 16/10, trên tất cả hệ thống mạng lưới FoodBank tại Việt Nam.

Chương trình hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng, hướng đến việc giảm lượng thực phẩm bị lãng phí trong các hộ gia đình, nhà hàng và chuỗi cung ứng; khuyến khích thói quen tiêu dùng thông thái; khuyến khích quyên góp thực phẩm dư thừa cho các tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Đồng thời, chương trình nhằm góp phần giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ việc phân hủy thực phẩm tại bãi rác; khuyến khích sự phát triển bền vững trong nông nghiệp và tiêu dùng thông qua việc giảm thiểu lãng phí.

Mạng lưới FoodBank Việt Nam đã phát động và thực hiện giảm thiểu tình trạng lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường qua nhiều hành động cụ thể như: thu gom thực phẩm còn sử dụng được tại các nhà vườn, chợ đầu mối; thu hồi thực phẩm tại các chuỗi cửa hàng cà phê, bánh ngọt... để trao tặng người lang thang, cơ nhỡ.

Những sản phẩm như bã trà, bã cà phê, rác thải hữu cơ, Mạng lưới FoodBank Việt Nam sẽ chuyển về các vườn thực phẩm cộng đồng của mạng lưới để tái chế thành thức ăn chăn nuôi, ủ phân, trồng rau, cây xanh...

Những sản phẩm còn sử dụng được, mạng lưới sẽ tặng lại các mái ấm, nhà tình thương, các đơn vị đối tác đã đồng hành trong hoạt động. Việc này cũng nhằm tạo thành một vòng tròn khép kín với mục tiêu giảm thiểu lãng phí thực phẩm trong cộng đồng.

Theo ông Nguyễn Tuấn Khởi – Chủ tịch FoodBank Việt Nam, mỗi năm, hàng triệu tấn thực phẩm bị lãng phí trong khi vẫn còn rất nhiều người cần hỗ trợ. Vì vậy, chiến dịch này không chỉ nhằm giảm thiểu lãng phí mà còn tạo ra những hành động cụ thể, góp phần xây dựng một xã hội công bằng hơn.

Theo báo cáo mới đây của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), mỗi năm khoảng 1/3 lượng thực phẩm sản xuất ra trên toàn thế giới (tương đương 1,3 tỷ tấn) bị thất thoát hoặc lãng phí, trong khi gần 800 triệu người vẫn đang phải đối mặt với đói nghèo, suy dinh dưỡng. Đáng lo ngại, lãng phí thực phẩm cũng đang là nguyên nhân gây ra khoảng 8% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam hiện đang xếp vị trí thứ hai (sau Trung Quốc) với hơn 8 triệu tấn thực phẩm bị thất thoát hay vứt bỏ mỗi năm khi vẫn còn sử dụng được hoặc tận dụng được, gây tổn hại khoảng 3,9 tỷ USD mỗi năm, chiếm gần 2% GDP hiện nay.

Cứu trợ quá nhiều mỳ tôm, không đúng nhu cầu thực tế ở Bảo Yên

Theo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Xuân Hòa (Bảo Yên, Lào Cai), các đoàn cứu trợ đang đưa vào quá nhiều mỳ tôm, bánh mỳ và sữa, lãng phí và không đúng nhu cầu thực tế.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://tienphong.vn/viet-nam-lang-phi-gan-4-ty-usd-thuc-pham-moi-nam-post1677598.tpo

Ngô Tùng/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm