Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Việt Nam là quốc gia duy nhất đánh thuế TTĐB với điều hòa'

Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho biết việc áp thuế TTĐB với điều hòa nhiệt độ là không cần thiết và cần được bãi bỏ do mặt hàng này hiện nay đã trở thành nhu cầu thiết yếu.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị bỏ quy định áp thuế TTĐB với điều hòa. Ảnh: Quochoi.

Thảo luận ở nghị trường về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) chiều 27/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị đưa mặt hàng điều hòa nhiệt độ ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị), mặt hàng điều hòa nhiệt độ đã phải chịu thuế TTĐB từ năm 1998 với mức thuế suất 20% và đã được giảm xuống 10% vào năm 2008.

Trước đây, sản phẩm này có thể được coi là mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, điều hòa nhiệt độ hiện nay đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Việc sử dụng mặt hàng này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển kinh tế tri thức.

“Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới đánh thuế TTĐB đối với điều hòa nhiệt độ. Các nước khác kiểm soát điều hòa theo 2 khía cạnh khác, một là kiểm soát dung môi làm lạnh, hai là mức tiêu thụ điện năng”, đại biểu Đồng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quy định kiểm soát dung môi làm lạnh và hiệu suất năng lượng đối với điều hòa nhiệt độ. Vì vậy, việc áp thuế TTĐB với mặt hàng này là không cần thiết và cần được bãi bỏ.

Còn theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), điều hòa nhiệt độ là mặt hàng, nhu cầu thiết yếu của người dân. Do đó, việc duy trì đánh thuế TTĐB với mặt hàng này là chưa hợp lý.

Ngay cả khi áp thuế với mặt hàng này thì cũng không thể không sử dụng, không khác nào trở về “thời kỳ đồ đá”. Ông cũng đánh giá mức tăng này không đem được về bao nhiêu tiền cho ngân sách, mà lại khiến người dân phiền hà và không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Tương tự, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng nếu quy định tăng thuế điều hòa lên 10% thì người dân vẫn dùng điều hòa và không thay đổi hành vi cũng như không chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác được. Vì vậy, đối với các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, đại biểu đề nghị không nên áp thuế TTĐB.

“Điều hòa nhiệt độ được sử dụng như một thiết bị thiết yếu, hầu hết gia đình hiện nay đều sử dụng điều hòa nhiệt độ, ngay cả các phòng trọ cho đối tượng có thu nhập thấp, sinh viên thuê cũng đều trang bị điều hòa nhiệt độ. Điều đó cho thấy đây không còn là mặt hàng được coi là xa xỉ, dành cho đối tượng có thu nhập cao”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) phân tích.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) đề nghị chưa xem xét đưa điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU vào diện chịu thuế. Trường hợp tiếp tục áp thuế, bà đề nghị nên áp dụng với mặt hàng điều hòa sử dụng chất làm lạnh chứa HCSC để khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cũng cần đánh giá về việc chưa thu thuế TTĐB với điều hòa có công suất trên 90.000 BTU để đảm bảo công bằng.

Bộ Tài chính vẫn muốn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Trước góp ý từ các bộ, ngành, Bộ Tài chính đã tổng hợp, tiếp thu, đồng thời giải trình lý do vẫn nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng và điều hòa.

Đề nghị tính toán kỹ lộ trình đánh thuế với bia rượu, nước ngọt

Một số đại biểu Quốc hội đánh giá lộ trình tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng bia, rượu, nước giải khát chưa phù hợp ở thời điểm hiện tại, cần căn cứ vào tình hình thực tế của ngành.

Các phương án tăng thuế với bia tác động ra sao?

Theo báo cáo nghiên cứu, giá trị tăng thêm của nền kinh tế lẫn GDP có thể thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng nếu mặt hàng bia bị đánh thuế quá "sốc".

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm