Theo đó, việc nhập khẩu điện Trung Quốc giảm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào điện mua từ nước ngoài.
Theo EVN, riêng tháng 6/2016, sản lượng toàn hệ thống đạt 16,13 tỷ kWh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng toàn hệ thống đạt 88,51 tỷ kWh (tăng 12,51% so với cùng kỳ 2015). Trong đó, sản lượng điện sản xuất và mua tháng 6 ước đạt 15,65 tỷ kWh, đưa con số tổng trong nửa đầu năm 2016 lên 84,75 tỷ kWh (tăng 10,75% so với cùng kỳ).
Việt Nam giảm nhập khẩu điện từ Trung Quốc. |
Theo đó, EVN đã tiết giảm tối đa lượng điện mua từ Trung Quốc, chỉ còn chiếm 1,38% tổng lượng điện mua và sản xuất. Việc nhập khẩu điện Trung Quốc giảm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào điện mua từ nước ngoài.Thay vào đó, tập đoàn này khai thác tối đa nguồn điện sản xuất, mua từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, dầu...
Cụ thể, sản lượng điện mua và sản xuất từ các nhà máy thủy điện chiếm 28,3% tổng sản lượng, nhiệt điện dầu chiếm 1,24%. Đặc biệt, lượng điện sản xuất và mua từ các nhà máy nhiệt điện than chiếm gần 40%. Việc đưa hai nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và Duyên Hải 1 vào khai thác và vượt sản lượng so với kế hoạch đã góp phần đáng kể đảm bảo cấp điện miền Nam. EVN dự kiến năm nay chỉ mua 950 triệu kWh điện từ Trung Quốc, giảm 733 triệu kWh so với năm 2015. Việc nhập khẩu điện Trung Quốc giảm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào điện mua từ nước ngoài. Lãnh đạo EVN cho rằng việc mua điện của nước ngoài nhiều khi là "bất khả kháng" vì để xây dựng một nhà máy điện cần rất nhiều thời gian, trong khi mạng lưới điện áp cần ổn định, đảm bảo. Tuy nhiên, khi có đường điện mới, Việt Nam có thể không cần dùng điện của Trung Quốc.