Theo thông tin từ Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), doanh nghiệp này đã chính thức ký thỏa thuận với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga về việc đóng ống vaccine phòng Covid-19 Spunik V từ bán thành phẩm. Quy mô sản xuất là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7.
Đây là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.
Trước đó, ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty Vabiotech, cho biết: “Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vaccine thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển toàn bộ về quốc gia này để họ phân phối. Hai bên vẫn chưa có thỏa thuận chính thức".
Bên cạnh đó, Vabiotech đang tích cực đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19, nhanh chóng cung ứng cho Việt Nam.
Chiều 2/6, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc cùng đại diện Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga (đơn vị đầu tư nghiên cứu và sản xuất vaccine Sputnik V). Kết quả, quốc gia này đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021.
Ngày 23/3, Việt Nam phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch. Đây là vaccine Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca.
Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V có hiệu quả lên tới 91,6 %. Đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này là 91,8%. Sau tiêm, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Với kết quả này, Sputnik V là một trong 3 vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới, bên cạnh Moderna và Pfizer.
Với chiến lược "5K + vaccine", ngay từ giữa năm 2020, Chính phủ và Bộ Y tế đã tích cực tiếp cận nhiều nguồn vaccine Covid-19. Hiện tại, Việt Nam đặt mua 124,9 triệu liều vaccine từ 5 nguồn. Đó là Moderna, Sputnik V, AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Quỹ COVAX Facility.
Ngoài ra, tính đến ngày 13/6, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 4 loại vaccine Covid-19, gồm AZD1222 (do AstraZeneca, Anh, sản xuất), Sputnik V (Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga, sản xuất), Vero Cell (Sinopharm, Trung Quốc, sản xuất) và Comirnaty (Pfizer và BioNTech, Đức, điều chế).
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.