Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam còn nhiều dư địa để phục hồi kinh tế

Kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động của dịch Covid-19 nhưng cũng mở ra không ít cơ hội, trong đó có thương mại điện tử (TMĐT). Các doanh nghiệp SMEs có thể tận dụng để vượt khó.

Dịch Covid-19 gây ra những tác động chưa từng có tới kinh tế - xã hội trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Theo đánh giá, dịch bệnh đang khiến tăng trưởng kinh tế thế giới giảm mạnh nhất, kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929-1933.

Triển vọng phục hồi kinh tế nhờ kích cầu tiêu dùng

Tại Việt Nam, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai đã quay trở lại với “tâm dịch” là Đà Nẵng hồi cuối tháng 7. Tăng trưởng kinh tế nửa đầu năm chỉ đạt 1,81%, thấp nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, Chính phủ đánh giá Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh hầu như “đốn hạ” các nền kinh tế lớn toàn cầu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữa bối cảnh dịch bệnh, các cân đối lớn như thu - chi ngân sách, vay - nợ,... vẫn được bảo đảm. Đến giữa tháng 8, xuất siêu của Việt Nam đã cán mốc 8,23 tỷ USD, cao kỷ lục từ trước đến nay.

Lazada anh 1

Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh. Ảnh: Việt Linh.

Theo giới phân tích, từ giờ đến cuối năm, Việt Nam vẫn có nhiều dư địa để phục hồi và phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp là đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Chính phủ cũng xác định tiêu dùng là một trong "cỗ xe tam mã", gồm đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để phục hồi kinh tế.

Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người, đang trong thời kỳ dân số vàng, tầng lớp trung lưu không ngừng gia tăng. Quy mô tiêu dùng cá nhân của Việt Nam tương đương gần 80% GDP và đóng góp 11,87% GDP năm 2019.

Do đó, nếu kích thích được tiêu dùng trong nước, sẽ mở ra cơ hội lớn cho tăng trưởng kinh tế năm nay. Nếu tiêu dùng cá nhân tăng 1%, thì sẽ giúp GDP năm 2020 tăng trưởng thêm 0,12 điểm %. Cụ thể, nên tập trung kích cầu vào một số ngành, lĩnh vực như du lịch, bán lẻ, vận tải, lưu trú, ăn uống…

Kích cầu hiệu quả thông qua thương mại điện tử

Không ít chuyên gia cho rằng chuyển đổi số, ứng dụng TMĐT sẽ tạo ra “cú hích” phục hồi kinh tế đến cuối năm, không chỉ ở góc độ người tiêu dùng mà còn trực tiếp mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà bán hàng. Nhờ sự ưu việt của mình, TMĐT đã và đang mở ra một hướng đi mới cho thị trường bán lẻ truyền thống, vốn đang chịu ảnh hưởng bởi các quy định về giãn cách xã hội.

Lazada anh 2

TMĐT phát triển góp phần tạo điểm sáng cho nền kinh tế Việt Nam.

Theo một thống kê mới đây từ nền tảng thương mại điện tử Lazada, trong giai đoạn từ 25/7 đến 20/8, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên sàn tăng mỗi ngày, cùng với đó, tần suất các chương trình ưu đãi từ thương hiệu, như các Ngày hội siêu thương hiệu trên Lazada cũng tăng cao để tạo động lực kích cầu mua sắm.

Trong đó, có không ít chương trình ưu đãi từ các thương hiệu lớn đã đạt được những kết quả ấn tượng. Có thể kể đến như cuối tháng 7, ngày hội Siêu thương hiệu của Friso bán được 24 tấn sữa bột trong 1 ngày. Hay như ngày hội Siêu thương hiệu của adidas giữa tháng 8 vừa qua đã bán được hơn 14.000 đôi giày trong 1 ngày và số người mua hàng tăng hơn 200 lần so với ngày thường.

Lazada anh 3

Có không ít chương trình ưu đãi từ các thương hiệu lớn đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Từ ví dụ của Lazada, có thể thấy TMĐT chính là cơ hội cho các doanh nghiệp vượt khó, đặc biệt khối SME. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, chỉ “lên sàn” TMĐT là chưa đủ. Những khó khăn nào có thể gặp phải và hướng giải quyết khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ offline sang online? Giải pháp kinh tế nào cho SMEs thời Covid-19? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong buổi tọa đàm cùng tên do Zing phối hợp cùng Lazada tổ chức ngày 1/9.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu và ông James Dong, CEO Lazada Việt Nam.

Tuyến nội dung “Lạc quan cùng chiến thắng” do Zing và nền tảng TMĐT Lazada đồng hành thực hiện, nhằm mang đến cho doanh nghiệp và độc giả những thông tin hữu ích về xu hướng kinh doanh và tiêu dùng thời đại số, thúc đẩy tinh thần lạc quan tiêu dùng, lạc quan kinh doanh, lạc quan chia sẻ trong cộng đồng.

Tây Hồ - Giang Hà My

Bạn có thể quan tâm