Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế như dân số già hóa, thương mại toàn cầu suy giảm, suy thoái môi trường, trong khi biến đổi khí hậu và tự động hóa gia tăng. Đây cũng là những rào cản mà Việt Nam đối mặt trên hành trình tiến đến mục tiêu quốc gia thịnh vượng.
Chỉ số thịnh vượng - nền tảng để Việt Nam vươn xa
Ra đời từ năm 2007, Legatum Prosperity Index (còn gọi là báo cáo về Chỉ số thịnh vượng của Viện Legatum) là bảng xếp hạng toàn cầu về sự thịnh vượng và hạnh phúc. Chỉ số thịnh vượng gồm 12 “trụ cột” - được xây dựng dựa trên 67 lĩnh vực chính sách và được đo lường bằng 300 chỉ số cấp quốc gia. Trên nền tảng là chỉ số thịnh vượng, các nhà phân tích từ Viện Legatum đã sàng lọc 167 quốc gia (chiếm 99,4% dân số thế giới) để đưa ra thứ hạng chính xác.
Các quốc gia thịnh vượng nhất trên thế giới phải đảm bảo mức độ tự do, an toàn - an ninh, giáo dục - y tế cao. Các quốc gia này cũng cần đạt các chỉ số về môi trường tự nhiên, đảm bảo điều kiện để phát triển nền kinh tế thịnh vượng như bảo vệ những khoản đầu tư, quy định kinh doanh thuận lợi và cơ sở hạ tầng thị trường vững vàng.
Dựa trên các chỉ số trong bảng xếp hạng của Viện Legatum, các quốc gia có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát huy/cải tiến nhằm xây dựng xã hội hòa nhập, nền kinh tế mở và trao quyền. Đây cũng là một công cụ thiết thực giúp các quốc gia đưa ra lộ trình vượt rào cản đại dịch Covid-19.
Đứng thứ 74 trong số 167 nền kinh tế trong bảng xếp hạng chỉ số thịnh vượng toàn cầu 2021, Việt Nam là quốc gia nổi bật trong khu vực Đông Nam Á khi tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số thịnh vượng từ năm 2011 đến năm 2021. Hiện nước ta đứng thứ 13 trong số 29 nền kinh tế trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. So với một thập kỷ trước, cải tiến lớn nhất của nước ta tập trung vào khía cạnh cơ sở hạ tầng và tiếp cận thị trường, đồng thời mạnh về hai lĩnh vực là vốn xã hội và sức khỏe.
Sau 1 thập kỷ, Việt Nam tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số thịnh vượng. |
Các con số trên có được nhờ nhiều chính sách cải cách hiệu quả của nhà nước xuyên suốt một thập kỷ. Gần nhất, vào đầu năm 2019, Chính phủ ban hành nghị quyết về việc thực hiện những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết được ban hành nhằm mục tiêu nâng cao thứ hạng Việt Nam trong bảng xếp hạng quốc tế của Ngân hàng Thế giới (WB), Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... Điều này hướng đến mục tiêu giúp Việt Nam thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phấn đấu trở thành môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh thuộc nhóm ASEAN 4.
Ở khía cạnh xã hội, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên 0,706 trong năm 2020 - đưa nước ta gia nhập nhóm đạt mức cao trong tổng số 189 quốc gia.
Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các sáng kiến bảo vệ môi trường toàn cầu. Theo báo cáo đánh giá thường niên lần thứ tư về tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2019, Việt Nam xếp thứ 54 (tăng 3 bậc so với năm 2018) và chỉ số phát triển bền vững đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Các chỉ số xếp hạng cao ở Việt Nam là xóa đói giảm nghèo, giáo dục, tiếp cận năng lượng, mô hình tiêu dùng, sản xuất bền vững, chống biến đổi khí hậu.
Nhìn về sự thịnh vượng trong tương lai
“Khát vọng về Việt Nam thịnh vượng, phát triển” là động lực mà Chính phủ đặt ra để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và các năm tiếp theo. Theo cập nhật báo cáo Chẩn đoán Quốc gia của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/an sinh xã hội và cơ sở hạ tầng.
Theo đó, để nâng hạng chỉ số quốc gia thịnh vượng, Chính phủ đang thực hiện chính sách mở và trao quyền, tập trung vào 3 khía cạnh: Nền kinh tế mở, xã hội hòa nhập và trao quyền cho cộng đồng. Theo Viện Legatum, đây cũng là 3 khía cạnh lớn có tác động đến các chỉ số thịnh vượng của một quốc gia.
Để nâng hạng về chỉ số thịnh vượng Việt Nam cần vượt qua nhiều rào cản về kinh tế, xã hội. |
Chia sẻ tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển năm 2019 với chủ đề “Hướng tới thịnh vượng”, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng Việt Nam cần những cải cách táo bạo để giải quyết hai nút thắt lớn về kinh tế gồm cải cách thể chế và giải quyết những điểm yếu trong mô hình tăng trưởng hiện tại. Trong đó, thể chế thị trường đang cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân. Đây là bài toán “nền tảng” để cải thiện đời sống xã hội.
Thực tế, các quốc gia coi trọng sự thịnh vượng không chỉ đặt trọng tâm vào nền tảng vững chắc của pháp quyền, kinh tế mà còn hướng đến tôn trọng tự do và đời sống cộng đồng. Bằng cách giải quyết những rào cản về thể chế kinh tế, Việt Nam có thể tăng cường hệ thống giáo dục và y tế cũng như môi trường tự nhiên, từ đó cung cấp các điều kiện để người dân đạt được mức phúc lợi cần thiết.
Hai năm qua, đại dịch Covid-19 tác động không nhỏ đến mọi lĩnh vực đời sống. Việt Nam đối mặt những khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, đồng thời nền kinh tế cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình vì một Việt Nam thịnh vượng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) giữ vai trò điểm tựa tài chính để gần 700.000 doanh nghiệp và hàng triệu hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, thách thức của dịch bệnh Covid-19.
“Chúng tôi định nghĩa một quốc gia thịnh vượng bắt đầu từ những cá nhân, tổ chức thịnh vượng. Đó là lý do VPBank đồng hành cùng Chính phủ xây dựng nền tảng kinh tế bền vững, hỗ trợ các khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đầu tư. Ngoài ra, các thước đo như chỉ số hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cũng rất quan trọng. Trên cơ sở này, VPBank đưa ra chiến lược phát triển gồm 4 giá trị thịnh vượng là tài chính, tinh thần, thể chất và cộng đồng, với nhiều hoạt động hướng đến xã hội”, đại diện VPBank cho biết.
Hướng đến cổ vũ cho tinh thần và ý chí của người dân Việt Nam sau đại dịch, VPBank khởi động chiến dịch “Light up Vietnam” (Thắp sáng Việt Nam) với chuỗi hoạt động ý nghĩa như thắp sáng các tòa nhà biểu tượng, trao sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi vì Covid-19, khám chữa bệnh miễn phí cho các tiểu thương nghèo tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
VPBank khởi động chiến dịch “Light up Vietnam” với chuỗi hoạt động ý nghĩa. |
Nổi bật trong chuỗi hoạt động của VPBank là đại nhạc hội “Light up Vietnam” - sự kiện âm nhạc và công nghệ quy tụ những ngôi sao hàng đầu V-pop, diễn ra vào ngày 23/4 tại TP.HCM. Thông qua sự kiện này, VPBank lan tỏa những giá trị thịnh vượng mới mà ngân hàng tiên phong khởi xướng đến với cộng đồng. Hơn thế nữa, chương trình đánh dấu sự kiện ra mắt định vị thương hiệu mới của ngân hàng, với tầm nhìn chiến lược: "Vì một Việt Nam thịnh vượng".
“Chiến dịch tái định vị thương hiệu và chuỗi hoạt động cộng đồng nhằm mục đích hiện thực hóa những hoài bão mà chúng tôi đã gửi gắm vào tên gọi Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng từ 10 năm trước”, đại diện VPBank nói thêm.
Với những cam kết cải cách từ Chính phủ cùng các doanh nghiệp đầu tàu như VPBank, triển vọng cải thiện chỉ số thịnh vượng của Việt Nam còn nhiều hứa hẹn.
Để sở hữu những tấm vé miễn phí của "Light Up Viet Nam", khán giả chỉ cần tải ứng dụng VPBank NEO, lựa chọn mục "săn vé" và đăng ký tài khoản số đẹp online từ ngày 10/4 và thực hiện giao dịch đầu tiên trong 24 giờ mở tài khoản; hoặc tham gia chuỗi minigame được tổ chức trên fanpage VPBank từ 12/4 đến 18/4.
Vì số lượng vé có hạn, khách hàng đăng ký sớm sẽ có nhiều cơ hội được “cháy” hết mình cùng thần tượng tại đại nhạc hội lớn này.
Bình luận