Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: Reuters |
- Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa kết thúc. Ông quan tâm những kết quả nào từ cuộc họp này?
- Tôi quan tâm đến 3 vấn đề chính: (1) Cam kết của Việt Nam khi muốn ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); (2) Thỏa thuận về khuôn khổ giải quyết tranh chấp trên Biển Đông; (3) Những chỉ dấu về hướng hợp tác quốc phòng - an ninh trong tương lai.
Về TPP, cả 2 nhà lãnh đạo đều tỏ rõ cam kết cùng hợp tác với các nước khác để hoàn thành vòng đàm phán, thực hiện những cải cách cần thiết để đạt thỏa thuận vốn yêu cầu tiêu chuẩn cao. Mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ là trọng tâm của hợp tác song phương.
Về vấn đề Biển Đông, 2 bên đồng thuận rằng những tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế với cơ chế ràng buộc thực thi. Tuyên bố Tầm nhìn chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama hôm nay là một tuyên bố mạnh mẽ và đoàn kết về vấn đề này.
Cuối cùng, cả 2 nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, đặc biệt trong các lĩnh vực như an ninh hàng hải và tăng cường nhận thức chủ quyền hàng hải, mua sắm quốc phòng và chia sẻ thông tin, trao đổi công nghệ quốc phòng. Đây là lĩnh vực quan trọng giúp hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng lực lượng tự vệ và chấp pháp trên biển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại cuộc hội đàm lịch sử giữa lãnh đạo 2 nước. Ảnh: AP |
- Đây là động thái mang ý nghĩa biểu tượng to lớn. Tuy nhiên, Việt Nam có thể sẽ cân nhắc nên, hoặc không nên mua những vũ khí hiện đại và công nghệ của Mỹ vì yếu tố chi phí. Việc dỡ bỏ mọi cấm vận sẽ xóa tan các nghi ngờ trong quan hệ song phương.
- Mỹ sẽ có Tổng thống và bộ máy lãnh đạo mới trong năm 2016. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng thế nào đến quan hệ 2 nước?
- Ý nghĩa quan trọng trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào thời điểm này ở chỗ, nó để lại di sản (hợp tác) cho thế hệ lãnh đạo tương lai ở cả 2 quốc gia.
Đây cũng là bước tiến đánh dấu sự công nhận của Mỹ về vai trò quan trọng của Đảng trong hệ thống chính trị của Việt Nam, từ đó tăng cường lòng tin lẫn nhau.
- Việt Nam chưa phải là đối tác chiến lược của Mỹ nhưng những năm gần đây, 2 nước đã hợp tác trong một số lĩnh vực chiến lược. Ông đánh giá sự hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển như thế nào?
- Về mặt thực chất, Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Toàn diện mang dáng dấp của một thỏa thuận đối tác chiến lược. Văn bản này được củng cố từ Tuyên bố Tầm nhìn Chung giữa 2 Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Ashton Carter trong chuyến thăm gần đây.
Ngoài ra, vấn đề hợp tác quốc phòng đã được nêu cụ thể trong tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ, bao gồm hợp tác an ninh hàng hải, tăng cường nhận thức chủ quyền hàng hải, mua sắm quốc phòng, chia sẻ thông tin và công nghệ quốc phòng.
- Một trong những vấn đề quan trọng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thảo luận với Tổng thống Obama là việc Việt Nam tham gia TPP. Theo ông, đâu là những rào cản lớn của Việt Nam cần giải quyết để hoàn thành đàm phán?
- Tôi cho rằng, vấn đề quan trọng nhất đối với Việt Nam là cần thực hiện nhiều cải cách để đáp ứng các cam kết trong Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc (Tổ chức Lao động Quốc tế, ILO, đã thông qua năm 1998). Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ đã nhất trí hợp tác và phối hợp chặt chẽ với các nước trong vòng đàm phán TPP để đạt thỏa thuận càng sớm càng tốt, từ đó các nước ký kết sẽ thực hiện những cải cách cần thiết.- Mỹ luôn là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam nhưng còn xếp sau nhiều quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Singapore... Ông đánh giá gì về triển vọng kết thúc đàm phán TPP và làn sóng đầu tư mới của Mỹ vào Việt Nam?
- Nếu tính cả những luồng vốn không chạy trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam mà phải qua các bên thứ 3 thì Mỹ đứng thứ 6 trong các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỗi bước tiến mới trong quan hệ song phương Việt - Mỹ sẽ khiến các nhà đầu tư Mỹ thêm phần tự tin và quan tâm đến Việt Nam. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, GDP của Việt Nam sẽ tăng đáng kể khi tham gia TPP. Vốn đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ tăng lên, bao gồm cả nguồn vốn từ Mỹ.