Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Viễn cảnh ngày tận thế khiến giới khoa học đau đầu

Hội chứng Kessler - kịch bản về ngày tận thế khi không gian quanh Trái Đất không thể sử dụng được nữa sắp thành sự thật.

Giáo sư John L. Crassidis, chuyên gia về rác vũ trụ và đổi mới tại Đại học Buffalo, đã cảnh báo rằng Hội chứng Kessler chắc chắn sẽ xảy ra. Ảnh: Shutterstock.

Dự báo này ngày càng trở nên gần hơn sau một sự cố cuối năm 2024. Ngày 19/10, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ thông báo vệ tinh Intelsat 33e đã bị vỡ thành khoảng 20 mảnh, nguyên nhân sự cố đến nay vẫn chưa được xác định.

Chỉ vài ngày sau, số mảnh vỡ từ Intelsat 33e được xác định tăng lên 500, rồi 700 vào tháng 12. Vụ việc này làm dấy lên những lo ngại về tình trạng tích tụ rác vũ trụ quanh Trái Đất, đồng thời làm gia tăng nguy cơ Hội chứng Kessler trở thành hiện thực.

"Kích thước của các mảnh vỡ mà chúng tôi đang theo dõi dao động từ những mảnh nhỏ cỡ quả bóng đến những mảnh lớn hơn cỡ cánh cửa ôtô," Bill Therien, giám đốc công nghệ tại ExoAnalytic Solutions, cho biết.

Ông cũng lưu ý rằng phần lớn các vật thể được theo dõi có kích rất thước nhỏ, gây khó khăn cho việc quan sát. Do đó, số lượng mảnh vỡ thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số được ghi nhận.

Ngay tan the anh 1

Hình ảnh do máy tính mô phỏng các vật thể đang được theo dõi trên quỹ đạo Trái Đất, trong đó khoảng 95% là rác vũ trụ (vệ tinh không còn chức năng). Ảnh: NASA.

Được đề xuất lần đầu vào năm 1978 bởi các nhà khoa học NASA Donald Kessler và Burton Cour-Palais, Hội chứng Kessler cảnh báo về nguy cơ các vụ va chạm liên hoàn trong quỹ đạo Trái Đất thấp do sự gia tăng số lượng vật thể trong không gian.

Hậu quả của những vụ va chạm này là sự hình thành thêm mảnh vỡ, dẫn đến một chuỗi các vụ va chạm tiếp theo theo cấp số nhân, có thể khiến không gian không còn khả năng sử dụng.

"Hội chứng Kessler sắp trở thành hiện thực. Nếu nguy cơ va chạm quá cao, đến mức chúng ta không thể đưa vệ tinh vào quỹ đạo, thì đó là một thảm họa”, Giáo sư John L. Crassidis, chuyên gia về rác vũ trụ và đổi mới tại Đại học Buffalo, New York, cảnh báo.

Theo CNN, kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên du hành vũ trụ vào năm 1957, đã có hơn 650 sự cố như vỡ, nổ, va chạm hoặc các sự kiện bất thường khác, tạo ra số lượng rất lớn các mảnh vật thể trong không gian.

Các sự cố này bao gồm cả việc vệ tinh bị mất do va chạm ngẫu nhiên và do bị phá hủy có chủ ý trong các cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

Hiện tại, có hơn 10.000 vệ tinh đang hoạt động quay quanh hành tinh, với khoảng 6.800 trong số đó thuộc về mạng lưới băng thông rộng Starlink của Elon Musk. Công ty có kế hoạch phóng tới hơn 40.000 vệ tinh.

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng vệ tinh đang khiến môi trường quỹ đạo ngày càng trở nên chật chội, làm gia tăng nguy cơ va chạm. Rủi ro về mảnh vỡ và các vụ va chạm dây chuyền có thể tiếp tục leo thang khi các công ty như SpaceX và Amazon tiếp tục triển khai các dự án phóng vệ tinh quy mô lớn.

Ngay tan the anh 2

Starlink, hệ thống Internet của Elon Musk có kế hoạch phóng tới hơn 40.000 vệ tinh lên quỹ đạo, càng làm gia tăng viễn cảnh Hội chứng Kessler. Ảnh: Starlink.

Tình trạng tắc nghẽn trong quỹ đạo không chỉ nguy hiểm cho phi hành gia mà còn ảnh hưởng đến các vệ tinh và các công nghệ không gian thiết yếu cho cuộc sống hiện đại, bao gồm GPS, băng thông rộng, internet tốc độ cao và truyền hình.

Việc vệ tinh va chạm, ngừng hoạt động và không thể thay thế do tình trạng quá tải trong không gian, các dịch vụ thiết yếu sẽ bị gián đoạn, thậm chí một chuỗi va chạm dây chuyền có thể nhanh chóng làm thay đổi cuộc sống trên Trái Đất.

Theo CNN, việc mất vệ tinh sẽ gây ra sự cố Internet trên diện rộng, và nếu không có vệ tinh, mạng di động cũng sẽ ngừng hoạt động. Các chuyên gia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc thiết lập các quy định ràng buộc nhằm giảm thiểu rủi ro do rác vũ trụ.

“Tôi cho rằng mối lo ngại lớn nhất hiện nay là sự thiếu hụt các quy định. Việc ngành công nghiệp đưa ra một số quy tắc và hướng dẫn sẽ mang lại lợi ích to lớn”, Tiến sĩ Vishnu Reddy, giáo sư khoa học hành tinh tại Đại học Arizona ở Tucson, chia sẻ với CNN.

Việc nghiên cứu và triển khai các biện pháp chủ động để theo dõi và loại bỏ mảnh vỡ khỏi quỹ đạo Trái Đất thấp đang được tiến hành. Các dự án này nhằm thu giữ và loại bỏ các vệ tinh hết niên hạn sử dụng, góp phần giảm thiểu rác vũ trụ.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn rất lớn. Số lượng lớn các vật thể trong không gian, bao gồm hơn 40.500 mảnh vỡ dài hơn 10 cm và hàng triệu mảnh nhỏ hơn, theo ước tính của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, khiến việc theo dõi và giảm thiểu các mối đe dọa trở nên rất khó khăn.

"Ngay cả với các cảm biến tốt nhất hiện nay, vẫn có những giới hạn về những gì có thể được 'nhìn thấy' hoặc theo dõi, và các mảnh vỡ không gian nhỏ hơn thường không thể theo dõi được", Bob Hall, giám đốc các dự án đặc biệt tại COMSPOC, nói với CNN.

Những câu hỏi lớn - Vũ trụ

Sách đề cập đến những vấn đề cơ bản trong khoa học tự nhiên, dưới hình thức thảo luận 20 câu hỏi về thiên văn và vũ trụ như: Vũ trụ là gì? Vũ trụ rộng lớn thế nào? Vì sao các hành tinh luôn bay theo quỹ đạo?...

Sự thật về 'ngày tận thế Internet'

Một cơn bão Mặt Trời đủ mạnh hoàn toàn có thể dẫn đến "ngày tận thế Internet", thuật ngữ ám chỉ việc Internet bị ngắt đột ngột ở phạm vi toàn cầu.

Mark Zuckerberg chi gần 200 triệu USD mua đất xây hầm trú ẩn

Khu phức hợp Kualoa Ranch rộng khoảng 607 ha của Mark Zuckerberg có căn hầm tận thế 464 m2, với nguồn cung cấp năng lượng và thực phẩm riêng.

Làm sao để sống sót khi đồng hồ tận thế chạm mức 'nửa đêm'

Các nhà khoa học đã dùng máy tính để tìm ra cách sống sót khi đồng hồ tận thế chạm mức 0h, cũng là lúc chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Fan Thai Lan lang ma Xuan Son hinh anh

Fan Thái Lan lăng mạ Xuân Son

0

Vua pha lưới ASEAN Cup 2024 trở thành mục tiêu tấn công của người hâm mộ Thái Lan. Fan nước này sử dụng ngôn từ, hình ảnh phản cảm để lăng mạ cầu thủ Việt Nam.

Việt Anh

Bạn có thể quan tâm