Đi làm hơn một năm và thanh toán xong khoản vay trả góp mua xe máy, Minh Nhật (23 tuổi, ngụ TP.HCM) bắt đầu suy nghĩ đến việc tiết kiệm tích lũy. Tuy nhiên, cô nhân viên văn phòng không biết nên để dành bao nhiêu thu nhập mỗi tháng mà vẫn có thể không phải “thắt lưng buộc bụng”.
“Bố mẹ cứ khuyên tiết kiệm càng nhiều càng tốt để sau này có việc gì cần đến. Bạn bè lại bảo cứ tiêu pha bình thường, cuối tháng còn dư bao nhiêu thì để lại. Lại có người nói còn trẻ, cứ hưởng thụ thoải mái đi rồi từ từ hãy lo tích lũy”, Minh Nhật chia sẻ.
Theo ông Trần Quốc Anh - Giám Đốc khối khách hàng cá nhân HDBank, mỗi người nên lập kế hoạch tiết kiệm theo từng giai đoạn trong cuộc sống để sử dụng thu nhập, tích lũy tài sản và chi tiêu hợp lý.
3 giai đoạn tiền hôn nhân, sau hôn nhân và nghỉ hưu
Ông Quốc Anh cho biết việc phân ra các giai đoạn tùy trường hợp của mỗi người nhưng nhìn chung những cột mốc quan trọng gồm giai đoạn tiền hôn nhân, từ lúc bắt đầu đi làm đến khi kết hôn (khoảng 22 đến 30-35 tuổi); sau kết hôn đến lúc hưu trí (từ 30-35 đến 55-60 tuổi); sau nghỉ hưu (sau 55-60 tuổi).
“Tiền hôn nhân là giai đoạn cần phát triển bản thân, khám phá cuộc sống và thu nhập chưa nhiều. Vì vậy các bạn trẻ có thể trích 10%-20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm”, ông Quốc Anh đưa ra lời khuyên với những trường hợp như của Minh Nhật.
Dù mức độ tích lũy theo giá trị tuyệt đối không lớn nhưng việc này sẽ giúp hình thành thói quen, ý thức tiết kiệm.
Giai đoạn tiếp theo từ sau khi kết hôn đến lúc nghỉ hưu là khoảng thời gian mỗi người cần rất nhiều tiền để đảm bảo cuộc sống ổn định, chi cho các khoản mua nhà, mua xe, nuôi con đến lúc trưởng thành.
Sau khi kết hôn là giai đoạn mỗi người chịu áp lực tài chính lớn nhất. Ảnh: Shutterfly. |
“Lúc này, mỗi người có thể chọn tiết kiệm hoặc vay và trả góp để thực hiện kế hoạch tài chính tùy kế hoạch riêng. Nhưng nên trích tối thiểu 10% thu nhập của gia đình để gửi tiết kiệm, xem đó là một khoản phòng thân và cũng là khoản tiền chuẩn bị cho giai đoạn hưu trí”, chuyên gia của HDBank phân tích.
Sau khi nghỉ hưu, ông Quốc Anh cho biết đây là khoảng thời gian cá nhân không lao động nữa, chủ yếu hưởng lương hưu nên toàn bộ số tiền tích lũy có thể dùng để gửi tiết kiệm. Phần lãi có thể được sử dụng như thu nhập hàng tháng để an vui tuổi hưu.
Tiết kiệm là kênh an toàn nhất
“Đây là những kênh đầu tư tốt nhưng cần có kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm nhất định. Làm gì thì làm, vẫn nên giữ tối thiểu 10% thu nhập để tiết kiệm”, ông Quốc Anh nói.
Chuyên gia cho rằng cần đảm bảo mức tiết kiệm tối thiểu 10% thu nhập để đảm bảo an toàn tài chính. Ảnh: HDBank. |
Cuối cùng, chuyên gia của HDBank lưu ý những yếu tố cần quan tâm khi gửi tiết kiệm gồm dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự linh hoạt của gói sản phẩm tiết kiệm, chương trình khuyến mãi và lãi suất.
Cụ thể, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt là khi nhân viên của ngân hàng có thể hỗ trợ tư vấn như một cố vấn riêng về tài chính để khách hàng tối ưu tài sản.
Tiếp theo, nếu gói sản phẩm tiết kiệm thuận tiện, linh hoạt, khách hàng có thể gửi tiền, tất toán, rút lãi nhanh chóng, thuận lợi.
Bên cạnh đó, khách hàng không nên bỏ qua các chương trình khuyến mãi ngân hàng áp dụng khi gửi tiền như nhận quà tặng, rút thăm trúng thưởng xe máy, ôtô, căn hộ.
Với yếu tố cuối cùng là lãi suất, ông Quốc Anh đánh giá đây là tiêu chí khách hàng rất quan tâm. Tuy nhiên, nếu số tiền gửi không lớn, việc chênh lệch nhỏ lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến tiền lãi.
Độc giả có cơ hội tiết kiệm cho tương lai và săn quà trúng thưởng trong chương trình “Gửi tiết kiệm xanh cùng HDBank tỷ phú” từ nay đến 31/10.
Theo đó, khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại HDBank chỉ từ 10 triệu đồng (kỳ hạn từ 1 tháng trở lên) có cơ hội sở hữu giải đặc biệt 1 tỷ đồng cùng hơn 23.000 giải thưởng khác qua hình thức cào thẻ trúng ngay và quay số định kỳ hàng tháng, quay số cuối chương trình.
Ngoài ra, khách hàng lần đầu gửi tiết kiệm tại HDBank được tặng thêm thẻ cào và mã số dự thưởng nhằm gia tăng cơ hội trúng thưởng.Để biết thêm thông tin chi tiết, độc giả xem tại đây.