Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Video tên lửa mang theo 600 tấn nhiên liệu độc hại phát nổ

Sau khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy Proton-M sử dụng nhiên liệu heptyl độc tính cao chuyển hướng trước khi vỡ đôi rồi lao ngược trở lại mặt đất và phát nổ ngay gần bệ phóng với sức mạnh toàn lực của các động cơ.

Video tên lửa mang theo 600 tấn nhiên liệu độc hại phát nổ

Sau khi rời bệ phóng, tên lửa đẩy Proton-M sử dụng nhiên liệu heptyl độc tính cao chuyển hướng trước khi vỡ đôi rồi lao ngược trở lại mặt đất và phát nổ ngay gần bệ phóng với sức mạnh toàn lực của các động cơ.

Proton-M gặp sự cố không lâu sau khi rời bệ phóng.

Các nhà chức trách xác nhận, vị trí tên lửa lao xuống nằm gần bệ phóng các tên lửa thương mại ở sân bay vũ trụ Baikonur, nằm cách không xa thị trấn cùng tên trên lãnh thổ Kazakhstan.

Trong một tuyên bố được đưa ra không lâu sau tai nạn, Bộ Khẩn cấp Kazakhstan đã cảnh báo người dân sống quanh khu vực tai nạn về một thảm họa sinh thái. Đám khói đen khổng lồ bốc lên không trung sau vụ nổ tên lửa khiến các nhà chức trách phải tiến hành sơ tán người dân sống trong phạm vi ảnh hưởng của vụ tai nạn.

Tên lửa Proton-M sử dụng nhiên liệu heptyl độc tính cao nhưng loại nhiên liệu này không còn gây hại nhiều nếu như chúng bị đốt cháy trong động cơ tên lửa. Tuy nhiên, chưa thể biết chính xác mức độ gây hại của khói đen bốc lên sau vụ nổ bởi nhiên liệu heptyl có thể chưa bị đốt cháy hoàn toàn. Trong khi đó, tên lửa đẩy Proton-M gặp nạn mang theo 600 tấn nhiên liệu độc hại, đủ để đưa 3 vệ tinh định vị GLONASS vào quỹ đạo đã định. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kể báo cáo nào về sự rò rỉ hóa chất độc hại cũng như thương vong về người được xác nhận.

Tên lửa phát nổ sau khi đâm xuống đất.

Các vệ tinh định vị GLONASS được đưa lên quỹ đạo để thành lập mạng lưới định vị toàn cầu mang thương hiệu Nga, được thiết kế để đối trọng với hệ thống GPS của Mỹ. 3 vệ tinh vừa phát nổ cùng tên lửa đẩy Proton-M nằm trong số các vệ tinh cần thiết để hệ thống GLONASS thực hiện nhiệm vụ định vị toàn cầu.

Hiện tại, Nga đang sở hữu 28 vệ tinh GLONASS trong quỹ đạo, với 23 vệ tinh đang hoạt động, 4 vệ tinh làm nhiệm vụ dự phòng và một vệ tinh thế hệ mới GLONASS-K đang được kiểm tra. Để GLONASS có khả năng định vị toàn cầu, các nhà chức trách Nga cần sự hoạt động đồng thời của 24 vệ tinh. Hiện tại, chưa rõ 3 vệ tinh được phóng lên thuộc loại GLONASS thường hay GLONASS-K.

Video: Proton-M gặp sự cố không lâu sau khi rời bệ phóng.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm