Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tìm được cách 'đánh lừa' tên lửa Nga

Quân đội Mỹ sắp đưa vào trang bị tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ MALD-J, được đánh giá là có thể "đánh lừa" các hệ thống phòng không hiện đại nhất.

Mỹ tìm được cách 'đánh lừa' tên lửa Nga

Quân đội Mỹ sắp đưa vào trang bị tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ MALD-J, được đánh giá là có thể "đánh lừa" các hệ thống phòng không hiện đại nhất.

>>Mỹ triệu hồi phi đội F-16 sau tai nạn ngoài khơi Nhật Bản
>>Những vũ khí chết người trong ‘Hạm đội xanh vĩ đại’ của Mỹ
>>Việt Nam chế tạo máy ngắm cho pháo Mỹ

MALD-J (Miniature Air Launched Decoy Jammer) – tên lửa gây nhiễu điện tử siêu nhẹ hay còn gọi là phương tiện bay gây nhiễu điện tử phóng từ trên không.

Với kích thước nhỏ, mang dáng dấp "con lai" của tên lửa và máy bay không người lái, sự ra đời của MALD-J tạo ra thách thức lớn đối với việc tìm và diệt các máy bay quân sự trong một môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Lận đận quá trình phát triển MALD-J

Được phát triển từ năm 1995 dưới các tên MALD (Miniature Air Launched Decoy) – khi đó chưa tăng cường tính năng gây nhiễu tiên tiến (Jammer), phương tiện này được được Northrop Grumman của Mỹ phát triển với chi phí 30.000 USD/phương tiện.

Lúc đó, MALD sử dụng động cơ tên lửa J-50. Sau khi ra đời, thiết kế của nó được chứng minh là có khả năng hoạt động hiệu quả ở cự ly ngắn. Vì vậy, đến năm 2000, Không quân Mỹ (USAF) quyết định hủy bỏ chương trình này.

Ba năm sau đó (năm 2003), USAF một lần nữa mời thầu phát triển hệ thống MALD. Lúc này, Raytheon giành được hợp đồng với biến thể MALD cỡ nhỏ, có giá 120.000 USD/phương tiện. Giá thành mới đắt gấp 4 lần so với MALD đời đầu nhưng vẫn rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu trị giá 70 triệu USD.

Tên lửa gẫy nhiễu siêu nhỏ MALD.

Đánh lừa được S-400?

So với thiết kế ban đầu, mẫu nghiên cứu MALD gần đây được tăng cường thêm chức năng mới, nổi bật là khả năng gây nhiễu. Vì vậy, hệ thống được gọi là MALD-J (thêm chữ J, viết tắt của từ Jammer). Tên lửa có chiều dài 2,7 m, nặng khoảng 136 kg với nhiệm vụ tái tạo những tín hiệu giả của máy bay Mỹ và đồng minh.

MALD-J bổ sung tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình. Bằng cách đó, nó làm cho các hệ thống phòng không đối phương không phân biệt được các mục tiêu thật/giả.

MALD-J được triển khai từ một máy bay. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến. Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động.

Ngoài ra, MALD-J cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit.

MALD được gắn trên máy bay vận tải C-130.

Theo đánh giá của một số chuyên gia quân sự Mỹ, MALD-J có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất như S-400 của Nga. Thậm chí, có người nhận định tên lửa nhỏ bé này mang sức mạnh gê gớm như một pháo đài bay B-29.

Tới khi MALD-J đưa vào phục vụ vào cuối năm nay, nó sẽ được tham gia hoạt động cùng các phi đội máy bay F-16, B-52H, C-130 và EA-18G. Đặt kỳ vọng vào MALD-J, Không quân Mỹ ký hợp đồng trị giá 5 triệu USD để sản xuất hàng loạt loại tên lửa gây nhiễu tiên tiến này.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm