Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Video Steve Jobs ghi hình trước khi mất không được công khai

Nhiều người hy vọng sẽ thấy phần trả lời của Steve Jobs, nhưng điều này là không thể.

Đoạn video hiếm hoi về Steve Jobs với vai trò là một nhân chứng bảo vệ cho Apple chống lại những cáo buộc về hành vi độc quyền trong lĩnh vực âm nhạc trực tuyến, không được xuất hiện công khai, nó chỉ được sử dụng tại tòa.

Video của ông sẽ không được công khai mà chỉ được sử dụng tại tòa.
Video của ông sẽ không được công khai mà chỉ được sử dụng tại tòa.

Thẩm phán Yvonne Gonzalez Rogers, đã từ chối cung cấp video cho ba hãng thông tấn bao gồm - Associated Press, Bloomberg và CNN - để họ phân phối trên Internet.

Cho đến nay, đoạn phim là lần xuất hiện công khai cuối cùng của Steve Jobs, được thực hiện 6 tháng trước khi ông qua đời vào tháng 10/2011. Nhiều người có mặt tại tòa cho biết, trong phần trả lời của mình, ông đã thể hiện rõ sự hạn chế về mặt sức khỏe.

Luật sư Thomas Burke, người đệ đơn kiến nghị tòa án thay mặt cho các công ty truyền thông – thông tấn, đã đưa ra yêu cầu rằng video này cần phải được xuất hiện công khai. "Tại sao Apple và tòa án lại hạn chế việc tiếp cận thông tin từ phía công chúng với video về Steve Jobs, nhất là với lần xuất hiện hiếm hoi sau cái chết của ông” Burke viết trong lá đơn kiến nghị tại tòa. Phản biện lại kiến nghị của Thomas Burke, luật sư của Apple cho rằng các hãng thông tấn chỉ muốn “Cho cả thế giới thấy hình ảnh của một người đàn ông đã khuất” và kiếm tiền từ đó, điều này không có đạo đức.

Thẩm phán Gonzalez Rogers đã bác bỏ kiến nghị từ luật sư của các hãng thông tấn, tuy nhiên truyền thông cho biết họ sẽ không dừng lại và tiếp tục kháng cáo.

Video trả lời của Steve Jobs không thực sự đóng vai trò quyết định trong phiên tòa so với lời khai trực tiếp của giám đốc điều hành Apple cùng phản biện từ phía luật sư. Apple cho rằng mình đã không vi phạm đạo luật chống độc quyền mà chỉ bảo vệ sản phẩm của mình khỏi sự nhòm ngó của các hacker cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng. Bồi thẩm đoàn đã đứng về phía Apple sau hơn 3 giờ thảo luận.

Với cáo buộc trên, nếu bên nguyên thắng kiện thì Apple phải trả số tiền lên đến 1 tỷ USD cho hơn 8 triệu người mua máy nghe nhạc iPod từ tháng 9/2006 đến 3/2009.

 

Trần Tiến

Bạn có thể quan tâm